Chất chống oxy hóa là gì? Lợi ích của chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là các hợp chất có tác dụng trung hòa các gốc tự do. Nếu trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều gốc tự do có thể gây nên stress oxy hóa và dẫn đến các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, việc bổ sung các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1. Chất chống oxy hóa là gì?

Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa các chất khác.

Chất Chống Oxy HóaChất chống oxy hóa là các hợp chất có tác dụng trung hòa các gốc tự do

Sự oxy hóa là phản ứng hóa học trong đó chất oxy hóa cướp đi e- của các tế bào khỏe mạnh gây mất cân bằng, phá hủy tế bào sinh vật và tạo ra gốc tự do theo phản ứng dây chuyền.

Chất chống oxy hóa sẽ ngăn quá trình phá hủy này bằng cách khử đi/loại bỏ/trung hòa các gốc tự do giúp kìm hãm sự oxy hóa của chúng. Để làm vậy người ta hay dùng các chất có tính khử (như thiol hay polyphenol) làm chất chống oxy hóa.

Chất chống oxy hóa bảo vệ hàng tỷ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật hiệu quả bao gồm bệnh ung thư, các bệnh về tim mạch, bảo vệ mắt, nâng cao hệ miễn dịch…

2. Chất chống oxy hóa gồm những loại nào?

Bạn có thể bổ sung thêm chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe từ các thực phẩm nạp vào cơ thể hằng ngày, bao gồm các chất:

Hydrogen/hydro (H2)Hydrogen được xem là vật chất nhỏ nhất và chống oxy hóa hoàn hảo trong vũ trụ, có trọng lượng nhẹ hơn không khí. Hydrogen có thể thẩm thấu tới mọi nơi trên cơ thể, để lược bỏ các Oxy hoạt tính “ác” (oxy hóa có hại) để lại Oxy hoạt tính “thiện” và chỉ có tác dụng đối với những nơi cần nó trong cơ thể.

HydrogenHydrogen được xem là vật chất nhỏ nhất và chống oxy hóa hoàn hảo trong vũ trụ

– Vitamin A: cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch là những công dụng của vitamin A.

– Vitamin C: Còn được gọi là axit ascorbic, được hòa tan trong nước, giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, phổi và hệ thống tiêu hóa.

– Vitamin E: chất chống lại các gốc tự do tấn công chất béo trong thành tế bào, ngăn chặn cholesterol LDL biến thành dạng làm cứng động mạch, phòng bệnh tim mạch.

– Beta-carotene: là một carotenoid tan trong dầu, khi vào cơ thể sẽ thành retinol – chất giúp tăng cường thị lực.

– Selen: Khoáng chất này giúp tuyến giáp hoạt động tốt, có thể giúp phòng chống ung thư, đặc biệt là phổi, đại tràng và tuyến tiền liệt.

– Lycopene: Chất carotenoid này có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt, phổi và ung thư vú.

– Flavonoid: đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh tim, ung thư, viêm khớp, lão hóa, đục thủy tinh thể, mất trí nhớ, đột quỵ, viêm và nhiễm trùng.

– Axit béo Omega-3 và Omega-6: Omega-3 giúp chống lại bệnh tim, đột quỵ, viêm khớp, đục thủy tinh thể và ung thư. Omega-6 giúp cải thiện bệnh chàm, vẩy nến và loãng xương.

– Isoflavone: là chất cung cấp và bổ sung nội tiết tố, cân bằng hàm lượng estrogen giảm sút trong cơ thể, giảm bớt triệu chứng mãn kinh và cải thiện sức khỏe của xương.

– Kẽm: là một khoáng chất vi lượng cần thiết tốt cho võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy.

– Coenzyme Q10: có đặc tính tương tự vitamin cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào. Đặc biệt, giúp thúc đẩy nướu răng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ thống tim mạch.

– Melatonin: Đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp làm chậm sự sinh sản ung thư vú ở người và hỗ trợ điều trị các bệnh như Parkinson, Alzheimer, đục thể thủy tinh, đái tháo đường, hội chứng Down, hen…

Ngoài ra, còn có các chất chống oxy hóa khác mà bạn nên cung cấp cho cơ thể như epigallocatechin gallate, acid citric, catechin, axit oxalic, glutathione, lutein, acid phytic, ginkgo biloba, alpha carotone và zexathin…

Lợi ích của chất chống oxy hóa đối với sức khỏe

Stress Oxy HóaStress oxy hóa có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm

Stress oxy hóa là một vấn đề phổ biến do các gốc tự do gây nên, thường liên quan đến một số yếu tố như sau:

  • Hoạt động ti thể bất thường.
  • Tập thể dục quá mức.
  • Mô bị tổn thương do viêm hoặc chấn thương.
  • Hội chứng thiếu máu – tái tưới máu.
  • Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm tinh chế, chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chất ngọt nhân tạo và một số thành phần phụ gia.
  • Thói quen hút thuốc lá.
  • Ô nhiễm môi trường.
  • Tiếp xúc với các tia bức xạ hoặc hóa chất (thuốc điều trị, thuốc trừ sâu, hóa trị, dung môi…).

Thêm vào đó, tình trạng trên có thể kéo theo nhiều biến chứng gồm:

  • Số lượng ion sắt hoặc đồng tự do được giải phóng quá nhiều
  • Thực bào, một loại tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm chống nhiễm trùng, bị kích hoạt quá mức
  • Lượng enzyme tạo ra các gốc tự do tăng lên nhanh chóng
  • Chuỗi chuyền điện tử bị gián đoạn
  • Một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như ung thư, xơ vữa động mạch hay suy giảm thị lực…

Oxy Hóa Tế BàoQuá trình oxy hóa tế bào

Gốc tự do gây ra chuỗi phản ứng trong cơ thể làm tổn thương các chất quan trọng, AND và các bộ phận khác của tế bào. Một số tế bào có thể được phục hồi song nhiều tế bào khác sẽ bị hư hỏng vĩnh viễn, gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tim mạch…

Do đó, để chống lại sự bội tăng của các gốc tự do sản sinh ra quá nhiều trong cơ thể mà hệ thống “chất chống oxy hóa nội sinh” không đủ sức cân bằng, vô hiệu hóa thì các nhà khoa học đặt ra vấn đề bổ sung thêm các “chất chống oxy hóa ngoại sinh”, nhất là các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Trong đó, các chất chống oxy hóa ngoại sinh tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tự nhiên như rau cải, trái cây tươi và một số loại dược thảo…

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, những phân tử này chỉ chịu trách nhiệm trung hòa gốc tự do bằng cách cho đi electron. Đối với giả thiết về khả năng giảm thiểu nguy cơ phát sinh mầm bệnh, các nhà nghiên cứu sẽ cần có thêm bằng chứng đáng tin cậy hơn.

Xem thêm: Sử dụng chất chống oxy hóa quá nhiều có tác hại gì?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x