Viêm khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

1. Khái niệm

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mạn tính, thường xảy ra cho các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Viêm Khớp Dạng Thấp Là Loại Thường Gặp Nhất Trong Các Loại Viêm KhớpViêm khớp dạng thấp là loại thường gặp nhất trong các loại viêm khớp

Người ta thống kê có tất cả trên 100 loại viêm khớp, trong đó, 3 loại đứng hàng đầu là viêm khớp dạng thấp, viêm xương – khớp viêm khớp trong bệnh vảy nến. Bệnh thường bắt đầu từ sau lứa tuổi 40, tuy nhiên có thể bắt đầu vào bất cứ tuổi nào. Ngoài việc gây ra những vấn đề cho khớp, tình trạng viêm đôi khi ảnh hưởng đến các tạng khác của cơ thể như da, mắt, phổi hay các mạch máu.

Không giống như tổn thương hao mòn của viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn, gây sưng đau cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày như viết, mở chai lọ, mặc quần áo và mang vác đồ vật. Viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân có thể gây khó khăn cho bạn khi đi đứng và cúi người.

Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những hậu quả nặng nề. Tuy bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong khi đó các loại thuốc mới đã cải thiện đáng kể các lựa chọn điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium – lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.

Hiện Nay Vẫn Chưa Xác Định Được Chính Xác Nguyên Nhân Của Bệnh Viêm Khớp Dạng ThấpHiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp

Các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể làm khởi phát bệnh.

Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp

3. Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớpxơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Mất sinh lực, mệt mỏi, các cơn sốt nhẹ và sụt cân, ăn không ngon miệng.
  • Khô mắt và khô miệng: hội chứng Sjogren.
  • Các nốt rắn chắc, gọi là các nốt của bệnh thấp, ở trong mô dưới da tại các nơi như khuỷu tay và bàn tay.
  • Khi bệnh tiến triển, sự lắng đọng các mô sợi lên trên sụn tạo ra các pannus, làm phá hủy sụn và đôi khi đưa đến dính các đầu xương. Pannus là mô viêm hạt sản xuất từ bao hoạt dịch của khớp, phủ lên sụn khớp trong một số trường hợp viêm khớp dạng thấp. Như vậy, sau biến dạng là sự hạn chế vận động của các khớp.

Người Mắc Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Sẽ Cảm Thấy Đau Ở Khớp, Nhất Là Vào Buổi SángNgười mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ cảm thấy đau ở khớp, nhất là vào buổi sáng

Viêm khớp dạng thấp có 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn I: viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.
  • Giai đoạn II: ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp,
  • Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giả.

Đối tượng và yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.
  • Tuổi: viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất bắt đầu trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc bệnh.

Người Nghiện Thuốc Lá Sẽ Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Cao Hơn Người Không Hút ThuốcNgười nghiện thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn người không hút thuốc

  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.
  • Phơi nhiễm môi trường: Một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.
  • Béo phì: Những người – đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống – những người thừa cân hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.

4. Biến chứng

  • Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương làm cho các xương bị yếu và dễ gãy. Viêm khớp dạng thấp lại thường gặp ở các người bệnh nữ, lứa tuổi trung niên, đây cũng chính là các đối tượng có nguy cơ loãng xương cao. Tỷ lệ gãy xương ở người bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp đôi so với người bình thường.

Loãng Xương Còn Là Biến Chứng Của Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Không Đúng CáchLoãng xương là biến chứng của điều trị viêm khớp dạng thấp không đúng cách

Việc lạm dụng các thuốc giảm đau hoặc sử dụng các chế phẩm “giả danh”, mà thực chất trong đó có pha corticosteroid, làm giảm đau nhanh chóng nhưng để lại hậu quả về sau cực kỳ nghiêm trọng như tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, béo phì…

  • Hội chứng ống cổ tay: Nếu viêm khớp dạng thấp của các xương cổ tay sẽ dẫn đến hội chứng này.
  • Các vấn đề tim mạch: Các động mạch có thể bị cứng và bị tắc, cũng như viêm màng ngoài tim.
  • Bệnh phổi: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tăng viêm và xơ hóa mô phổi, có thể dẫn đến khó thở tăng dần.
Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x