Tìm hiểu về các bệnh van tim thường gặp!

Van tim là một cấu trúc đặc biệt, đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Giống như bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, van tim cũng có những bệnh lý nhất định. Vậy những bệnh van tim thường gặp là những bệnh gì, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.

1. Van tim là gì? Vai trò của van tim?

Van tim là những lá mỏng, mềm dẻo, được cấu tạo bởi tổ chức liên kết bao quanh bởi nội tâm mạc. Van tim quyết định hướng của dòng máu chảy ra, vào tim.

Có 4 loại van tim – van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Một số bệnh van tim thường gặp như hẹp, hở van tim có thể dẫn đến suy tim.

Tim gồm có 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. 2 tâm nhĩ nằm ở phía trên, 2 tâm thất nằm ở phía dưới. Hoạt động lưu thông máu giữa các buồng tim, và giữa tim với các động mạch được điều hòa bởi các van.

Có 4 Loại Van Tim ChínhCó 4 loại van tim chính

Có bốn loại van tim chính, nằm ở trung tâm là:

  • Van ba lá mở ra cho máu đi một chiều từ nhĩ phải xuống thất phải và đóng lại khi dòng máu được bơm từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi đưa máu lên phổi để trao đổi oxy.
  • Van động mạch phổi gồm có ba van nhỏ hình tổ chim ngăn, thông nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Khi van động mạch phổi hở sẽ khiến van tim này không khép kín, máu bị chảy ngược về tim, làm cho hiệu suất trao đổi oxy của cơ thể bị giảm sút.
  • Van hai lá ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Cho phép máu đi một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái, dòng máu từ thất trái qua van động mạch chủ vào động mạch chủ đưa máu đi nuôi toàn cơ thể.
  • Van động mạch chủ ngăn thông nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ.

2. Hoạt động của van tim

Một chu kỳ tuần hoàn kết thúc bằng việc máu quay trở lại đổ vào tâm nhĩ phải của tim. Khi tâm nhĩ phải đầy, van ba lá mở ra, cho phép máu chảy vào tâm thất phải. Khi đã đổ đầy máu vào tâm thất phải thì áp lực trong tâm nhĩ phải và tâm thất phải sẽ thay đổi làm van ba lá đóng cửa.

Lúc này, van động mạch phổi đang đóng sẽ được mở ra và tâm thất phải co bóp đẩy máu qua van động mạch phổi và vào phổi. Khi máu đã được bơm lên phổi, thì van động mạch phổi đóng lại, van 3 lá mở ra, cứ như thế chu trình được lập đi lặp lại để bơm máu lên phổi.

Máu ở phổi sau khi được trao đổi và nhận oxy sẽ được đưa xuống tâm nhĩ trái. Khi tâm nhĩ trái chưa được bơm đầy máu, van hai lá vẫn đóng, nhưng khi máu đã được bơm đầy tạo ra sự thay đổi áp lực giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái làm cho van hai lá mở ra, cho phép máu chảy vào tâm thất trái. Sau khi máu được bơm đầy, van hai lá đóng lại nhằm mục đích ngăn máu ở tâm thất trái chảy ngược trở lại phổi khi nó co bóp.

Các Van Tim Phối Hợp Hoạt Động Một Cách Nhịp NhàngCác van tim phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng

Tâm thất trái là buồng bơm phía bên trái của tim và là phần cơ bắp nhất của trái tim. Khi thất trái co bóp máu sẽ được bơm qua van động mạch chủ tới động mạch chủ và các động mạch đi nuôi cơ thể. Sau khi đẩy hết máu ra động mạch, van động mạch chủ đóng lại để giữ cho máu từ động mạch không chảy ngược lại vào tâm thất.

Chu trình tuần hoàn máu tại tim được lặp đi lặp lại, tiếp diễn như trên và đồng bộ bắt đầu từ nhĩ (nhĩ trái – nhĩ phải), sau đó là thất (thất trái – thất phải). Nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận van tim, cơ tim… tim mới thực hiện tốt được chức năng của nó, cơ thể của chúng ta mới được cung cấp oxy và dưỡng chất một cách đầy đủ nhất.

3. Các bệnh lý van tim thường gặp

Bệnh van tim thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim, đôi khi một van có tổn thương phối hợp cả hai dạng trên vừa hẹp vừa hở.

Hệ thống van tim là các cấu trúc đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình một chiều nhất định. Bình thường các van tim này là các cấu trúc thanh mảnh, mềm mại, cấu tạo bởi các lá van tim, và được cố định bằng các dây chằng, cột cơ. Vì nguyên nhân nào đó, các lá van này mất đi độ mềm mại, thanh mảnh, bị dày lên, dính vào nhau, vôi hóa hoặc các dây chằng cố định van tim bị sa xuống, bị đứt làm cho các van này không hoạt động được bình thường dẫn đến các bệnh lý van tim.

Có 2 Dạng Tổn Thương Van Tim Là Hẹp Van Tim Và Hở Van TimCó 2 dạng tổn thương van tim là hẹp van tim và hở van tim

Khi các van tim trở nên dày và cứng hoặc dính các mép van làm hạn chế khả năng mở của van tim, gây cản trở dòng máu, hiện tượng này gọi là hẹp van tim. Khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài… làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van, gọi là hở van tim.

Các tổn thương trên có thể gặp ở tất cả các van tim, có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải. Các tổn thương van tim (hẹp hoặc/và hở van) đều có thể gây ra các rối loạn huyết động (tức là rối loạn lưu chuyển máu) và dẫn đến hậu quả bệnh lý từ mức độ nhẹ đến nặng.

Trên thực tế lâm sàng hay gặp bốn bệnh lý van tim là hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ và hở van động mạch chủ. Ít gặp hơn là hẹp van động mạch phổi, hở van động mạch phổi, hẹp van ba lá và hở van ba lá.

3.1. Hẹp van tim

Lá van khi không còn mềm mại, bị dày hoặc dính các mép van, làm hạn chế khả năng mở và cản trở sự lưu thông của máu qua đó. Tim phải bơm mạnh hơn để buộc máu qua chỗ hẹp.

Hẹp van động mạch chủ

Dạng Hẹp Van Động Mạch ChủDạng hẹp van động mạch chủ

  • Hẹp van động mạch chủ là dạng hẹp van tim nghiêm trọng nhất. Van động mạch chủ bị hẹp làm cản trở máu lưu thông từ tâm thất trái ra động mạch chủ đi nuôi cơ thể.
  • Đa phần bệnh này xảy ra ở nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hẹp van động mạch chủ như thấp tim, thoái hóa, vôi hóa, bệnh van hai lá, bẩm sinh….
  • Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt. Ở các giai đoạn sau, một số triệu chứng bắt đầu xuất hiện như đau ngực, mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh, lâu dần có thể gây suy tim…. Có nhiều cách chữa trị bệnh như dùng thuốc, nặng thì phẫu thuật.

Hẹp van hai lá

Hẹp Van Tim 2 LáHẹp van tim 2 lá

  • Đây là một trong các bệnh tim mạch phổ biến ở nước ta, chiếm đến hơn 40% tổng ca bệnh tim. Hẹp van hai lá là tình trạng van tim không thể mở bình thường nên lưu thông máu gặp vấn đề. Triệu chứng của bệnh là ho, khó thở, mệt mỏi, choáng váng, sưng mắt cá chân…
  • Bệnh để lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim… Bệnh nhân hẹp van hai lá có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật và thay đổi cách sinh hoạt.

3.2. Hở van tim

Khi van tim không thể đóng kín, làm cho một phần máu bị trào ngược trở lại buồng tim. Hở van thường là do van bị co rút, thoái hóa hoặc giãn vòng van, hay dây chằng van quá dài hoặc đứt dây chằng treo van tim. Biểu hiện bệnh tim mạch này là máu không đủ để đi nuôi cơ thể khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, có thể đau tức ngực.

Hở Van Tim Làm Cho Một Phần Máu Bị Trào Ngược Trở Lại Buồng TimHở van tim làm cho một phần máu bị trào ngược trở lại buồng tim

Khi hở van, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược và xử lý khối lượng máu tồn dư cho lần co bóp tiếp theo, lâu dần có thể dẫn đến suy tim. Nếu bệnh nhân bị hở van tim nhẹ thì cần phải có chế độ sinh hoạt khoa học,hợp lý. Nặng hơn thì có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong điều trị nội khoa.

4. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý van tim

Các bệnh van tim do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

4.1. Sự thoái hóa về cấu trúc

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hở van tim. Các cấu trúc nâng đỡ van tim bị suy yếu, giãn ra theo thời gian khiến cho van tim không thể đóng chặt.

Cấu Trúc Bị Thoái Hoá Khiến Cho Van Tim Không Thể Đóng ChặtCấu trúc bị thoái hoá khiến cho van tim không thể đóng chặt

4.2. Bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim là một thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ vấn đề tim mạch nào là hậu quả sau một đợt thấp khớp cấp. Thấp khớp cấp là tình trạng do nhiễm liên cầu khuẩn gây ra. Khi nhiễm liên cầu khuẩn, cơ thể sản sinh kháng thể để chống lại, tuy nhiên trong một số trường hợp kháng thể tấn công cả các bộ phận khác của cơ thể, cụ thể ở đây là van tim, gây viêm.

Bệnh Thấp Tim Là Hậu Quả Của Một Đợt Thấp Khớp CấpBệnh thấp tim là hậu quả của một đợt thấp khớp cấp

Viêm có thể xảy ra ở một hoặc nhiều van tim, gây tổn thương tới van tim vĩnh viễn, khiến nó dày lên, sẹo hóa nhiều năm sau đó.

4.3. Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây bệnh lý van tim bao gồm:

  • Vôi hóa van tim, là nguyên nhân thường gặp trong hẹp van động mạch chủ ở người cao tuổi.

Van Tim Bị Vôi HoáVan tim bị vôi hoá

  • Bệnh cơ tim thể giãn.
  • Bệnh cơ tim phì đại.
  • Một số dị tật bẩm sinh.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Hở van tim sau phẫu thuật van.
  • Biến chứng của một số bệnh ít gặp.

5. Các biến chứng có thể xảy ra

Nhiều biến chứng có thể xảy ra phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý nằm ở trên van tim nào cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề:

Rung nhĩ

Biến Chứng Rung NhĩBiến chứng rung nhĩ

Xuất hiện với tần suất khoảng 4 trên 10 trường hợp. Rung nhĩ là tình trạng tim đập nhanh và bất thường do rối loạn dẫn truyền dòng điện. Nhịp tim bất thường có thể gây nên cảm giác đánh trống ngực và khó thở.

Suy tim

Tình trạng suy tim có thể xuất hiện và tiến triển ngày một nặng hơn. Các triệu chứng thường gặp của suy tim là khó thở, mệt mỏi, và phù.

Đột quỵ

Huyết khối có thể hình thành bên trong tâm nhĩ trái bị giãn hoặc rung nhĩ. Huyết khối có thể đi vào dòng máu, bị kẹt lại chỗ mạch máu nhỏ và gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu đó (nếu gây tắc nghẽn mạch máu lên não sẽ gây ra đột quỵ).

Viêm nội tâm mạc

Viêm Nội Tâm Mạc Là Một Trong Những Biến Chứng Của Các Bệnh Lý Tim MạchViêm nội tâm mạc là một trong những biến chứng của các bệnh lý van tim

Đôi khi có thể xảy ra, bởi van tim bị hư hại dễ bị nhiễm khuẩn hơn van tim bình thường.

6. Các triệu chứng thường gặp khi có bệnh lý van tim

  • Khó thở: Đầu tiên bệnh nhân thường bị khó thở khi tập luyện hoặc gắng sức, về sau gặp cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Triệu chứng này xuất hiện bởi van tim bị hẹp, khiến phổi bị ứ huyết.

Người Mắc Các Bệnh Lý Van Tim Cảm Thấy Chóng Mặt, Thậm Chí Là Ngất XỉuNgười mắc các bệnh lý van tim cảm thấy chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu

  • Mệt mỏi, chóng mặt, ngất: nếu lượng máu xuống tâm thất trái bị giảm thì nguồn máu đi nuôi cơ thể cũng sẽ bị giảm theo, dẫn tới các biểu hiện này.
  • Đau ngực: Có thể xảy ra nếu lượng máu qua động mạch vành nuôi cơ tim bị giảm.
  • Nhịp tim nhanh, nhịp tim bất thường: Gây ra cảm giác đánh trống ngực.

Xem thêm: Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x