Tìm hiểu về bệnh thoái hoá khớp gối: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Sự mất căng bằng giữa tổng hợp, huỷ hoại của sụn, xương dưới sụn của quá trình cơ học và sinh học dẫn đến thoái hoá khớp gối. Thoái hóa khớp thường diễn biến âm thầm, nguy hiểm, đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.

Có đến 80% người thoái hóa khớp bị hạn chế vận động, 20% không thể làm các công việc thường ngày. Ở Việt Nam, tỉ lệ thoái hóa khớp gối là 56,5%.

1. Thoái hoá khớp gối là gì?

Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa ba xương: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khớp gối có vai trò rất quan trọng, gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất, do đó nó rất dễ bị thoái hóa.

Thoái Hoá Khớp Gối Ảnh Hưởng Rất Lớn Đến Sinh Hoạt Và Công Việc Cũng Như Sức KhoẻThoái hoá khớp gối ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công việc cũng như sức khoẻ

Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.

Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối.

2. Nguyên nhân của bệnh thoái hoá khớp gối

Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối rất đa dạng, nhưng được chia thành 2 loại chính như sau:

2.1. Thoái hoá khớp nguyên phát

Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, có thể ở một hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường…) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.

  • Tuổi tác : Đối với người cao tuổi thì chức năng hoạt động của xương và khớp sẽ ngày càng yếu đi, sự liên kết giữa các tổ chức sụn, tế bào khớp bị lệch dẫn đến thoái hóa.

Tuổi Tác Là Nguyên Nhân Phổ Biến NhấtTuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất

  • Di truyền : Không ngoại lệ tình trạng bị mắc thoái hóa khớp gối do yếu tố di truyền, điều này là khó tránh khỏi nhất là khi mẹ mang thai mắc các bệnh có liên quan đến xương khớp, canxi cung cấp cho thai nhi không đủ nên xương kém chắc khỏe, dễ sinh ra thoái hóa sớm.
  • Giới tính : Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hơn nam giới. Do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa là thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh,…

2.2. Thoái hoá khớp thứ phát

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch…); Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum); Khớp gối quay vào trong (genu varum); Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum…) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp – bệnh Hemophilie…).

  • Chấn thương : Làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng…khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh không điều trị sớm sẽ dẫn đến lệch trục khớp, gây thoái hóa từ từ.

Chấn Thương Đầu Gối Làm Tổn Thương Sụn KhớpChấn thương đầu gối làm tổn thương sụn khớp

  • Thừa cân : Theo một số nghiên cứu, nếu trọng lượng cơ thể tăng 0.45kg thì khớp gối phải chịu thêm 1.5kg (khi đi) và chịu thêm 4.5kg (khi chạy). Trọng lượng dư thừa tạo áp lực lên hai khớp gối, sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian. Theo khảo sát, phụ nữ thừa cân béo phì trên tuổi 40 có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Với những người béo phì, chỉ cần giảm 5kg sẽ giảm nguy cơ thoái hóa khớp và viêm khớp đến một nửa.
  • Không thường xuyên hoạt động thể dục : Khi đó các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch. Nếu tăng sức mạnh cơ có thể giảm đến 30% nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như lạm dụng chất kích thích, chế đô ăn uống không khoa học…

3. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, bác sĩ cần theo dõi diễn biến của bệnh, thăm khám khớp gối và toàn thân. Thoái hóa khớp gối được chia thành các giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng điển hình khác nhau:

3.1. Giai đoạn khởi phát:

Người Bệnh Cảm Thấy Đau Âm Ỉ, Khi Vận Động Khớp Gối Cơn Đau Sẽ Tăng LênNgười bệnh cảm thấy đau âm ỉ, khi vận động khớp gối cơn đau sẽ tăng lên

  •  Khớp gối phát ra các tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi di chuyển hoặc đứng lên, ngồi xuống.
  •  Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ tăng dần theo thời gian. Khi vận động, di chuyển hoặc co duỗi chân, cơn đau cũng sẽ tăng lên và giảm khi được nghỉ ngơi.

3.2. Giai đoạn giữa:

Cứng cơ khớp gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lúc này, người bệnh không cử động được mà phải mất từ 15 – 20 phút để khớp giãn ra.

Người bệnh đau tăng khi vận động, đặc biệt khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đi lại, lên xuống cầu thang, cơn đau giảm lúc nghỉ ngơi. Hầu như người bệnh không đi khám ngay mà chỉ dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.

3.3. Giai đoạn thương tổn:

Đứng lên ngồi xuống cực kỳ khó khăn, không thể lên cầu thang do mức độ khô khớp nặng. Tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp càng lớn.

Khi bác sĩ thăm khám, ấn khớp gối có cảm giác đau và sưng. Khớp sưng to là do tràn dịch, mọc chòi xương hoặc có khối u vùng khoeo mặt sau khớp (gai khớp gối).

Tình Trạng Bệnh Nặng Thêm Qua Từng Giai Đoạn, Sụn Khớp Gối Tổn Thương Nặng NềTình trạng bệnh nặng thêm qua từng giai đoạn, sụn khớp gối tổn thương nặng nề

Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần thực hiện một số chỉ định:

Chẩn Đoán Tình Trạng Khớp Gối Bằng Nhiều Phương Pháp Khác NhauChẩn đoán tình trạng khớp gối bằng nhiều phương pháp khác nhau

– Chụp X-quang: phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai ở thân xương và xương bánh chè, tăng đậm độ xương dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân khoeo sau.

– Siêu âm khớp: phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đánh giá độ dày sụn khớp.

– Chụp cộng hưởng từ MRI: quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

– Nội soi khớp: quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ tổn thương thoái hóa sụn khớp, phân biệt rõ ràng với các bệnh lý về khớp khác.

– Xét nghiệm máu và sinh hóa, xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra bạch cầu, độ nhớt…

4. Cách điều trị thoái hoá khớp gối

4.1. Điều trị bằng Tây y:

Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh và thể trạng mỗi người mà bác sỹ sẽ chỉ định một trong số những nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau nhẹ: Paracetamol…
  • Thuốc giảm đau không steroid: Diclofenac, Aspirin…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg, Varafil
  • Tiêm trực tiếp corticoid vào khớp: Tác dụng giảm đau, kháng viêm cực mạnh.
  • Tiêm chất nhờn vào khớp gối: Giúp giảm đau, chống viêm và cải thiện chức năng vận động. Hiệu quả của phương pháp này tương tự như tiêm corticoid nội khớp nhưng đem lại tác dụng lâu dài hơn.
  • Vitamin nhóm B: Các loại vitamin B1, B6, B12 giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp.

Chữa Trị Bằng Cách Sử Dụng Thuốc TâyChữa trị bằng cách sử dụng thuốc tây

Việc sử dụng các loại thuốc kể trên trong thời gian dài với liều lượng cao có thể gây ra tác dụng không mong muốn như: loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hoặc gây hại cho sụn khớp.

Do đó, người bệnh thoái hóa khớp gối tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, không tự ý kết hợp thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Tuỳ Theo Tình Trạng Bệnh Mà Bác Sĩ Chỉ Định Tiêm Hay Phẫu ThuậtTuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định tiêm hay phẫu thuật

Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cũng cần được tiến hành tại các cơ sở uy tín, bởi nếu tiêm không đúng vị trí, hiệu quả sẽ kém. Hậu quả có thể là hoại tử xương, dính khớp, nhiễm trùng huyết.

Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối cũng có thể được áp dụng trong trường hợp việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả điều trị, hoặc người bệnh không đáp ứng với việc dùng thuốc.

4.2. Điều trị bằng Đông y:

Điều trị thoái hóa khớp gối trong Đông y thường là sử dụng các bài thuốc dân gian, thực hiện phương pháp bấm huyệt, châm cứu, điện phân… nhằm làm giảm các triệu chứng viêm, sưng, đau. Đồng thời, tác động vào nguyên nhân để giảm trừ bệnh từ gốc rễ.

Các bài thuốc Đông y hiện nay khá nhiều và phần lớn chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, độ an toàn. Để trục lợi cá nhân, nhiều đơn vị đã mượn danh y học cổ truyền và đưa ra thị trường những sản phẩm không rõ nguồn gốc, dược liệu bị tẩm ướp hóa chất và trộn lẫn tân dược trong thành phần.

Xem thêm: Điều trị bệnh gai khớp gối bằng Đông và Tây y

5. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối ngay từ sớm

Nếu không chăm sóc khớp đúng cách, mỗi chúng ta có thể vô tình là thủ phạm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp gối. Cần phòng ngừa bệnh từ sớm với các biện pháp đơn giản:

– Tập thể dục đều đặn và đúng cách, có thể chơi các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột.

Chạy Bộ Nhẹ Nhàng Là Một Cách Phòng Ngừa Bệnh Thoái Hoá Khớp GốiChạy bộ nhẹ nhàng là một cách phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp gối

– Chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia và các chất kích thích thần kinh gây co cứng cơ.

– Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.

– Giới văn phòng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút tránh cơ và khớp bị mỏi.

– Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh lý xương khớp.

Thoái hóa khớp gối là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế nếu chúng ta chủ quan. Vì vậy khi phát hiện có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, người bệnh cần đi khám ngay trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x