Thoái hoá khớp vai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
Nội dung tóm tắt
Thoái hóa khớp vai làm bạn đau nhức và hạn chế về vận động, sức khỏe theo tuổi tác. Với những chấn thương chẳng hạn như trật khớp vai có thể gây thoái hóa khớp kể cả ở những người trẻ tuổi. Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp vai, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
1. Thoái hóa khớp vai là gì?
Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn khớp bao bọc ở đầu xương bị hao mòn dần. Điều này gây ra triệu chứng sưng, đau và thậm chí là bị loãng xương, hai đầu xương cọ xát với nhau.
Thoái hoá khớp vai là hiện tượng sụn khớp bao bọc ở đầu xương bị hao mòn
Vai được cấu tạo từ 2 khớp:
- Khớp glenohumeral: Là điểm nối giữa đỉnh của xương cánh tay và xương bả vai.
- Khớp acromioclavicular (AC): Là điểm nối giữa xương đòn với xương bả vai.
Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở khớp acromioclavicular. Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức và cản trở các hoạt động như ném bóng, nâng đĩa, cầm đồ vật, thậm chí lái xe khó khăn.
Thoái hóa khớp vai có nhiều dạng, phổ biến nhất là do viêm khớp thông thường, tiếp theo là các dạng khác như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout.
Quá trình thoái hóa khớp ở vai bao gồm 2 quá trình chính:
- Sụn trong khớp bị gãy.
- Tăng trưởng xương bất thường, được gọi là loãng xương hoặc hình thành gai xương, phát triển trong khớp.
2. Ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp vai?
Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Ở những người trẻ tuổi, thoái hóa khớp có thể xảy ra do chấn thương hoặc va đập như vai bị gãy hoặc trật khớp.
Với nguyên nhân trên được gọi là thoái hóa khớp sau chấn thương. Ngoài ra, tình trạng khớp vai bị thoái hóa cũng có thể mang tính chất di truyền, những gia đình có người bị thoái hoá khớp vai thì khả năng những thế hệ sau bị thoái hoá khớp vai sẽ cao hơn bình thường.
3. Triệu chứng của thoái hóa khớp vai
Những triệu chứng của thoái hóa khớp vai có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nhưng cũng có một số trường hợp các triệu chứng của bệnh có thể biến mất, sau đó trở lại mạnh mẽ hơn.
Triệu chứng thoái hóa khớp vai có thể lan xuống cánh tay
Cũng tương tự như những loại thoái hóa xương khớp, đau là triệu chứng phổ biến nhất. Một người bị thoái hóa khớp vai có khả năng bị đau khi vận động vai và thậm chí chỉ cần cử động vai cũng thấy đau, hoặc có thể bị đau ngay cả khi ngủ.
Ngoài triệu chứng thường gặp là đau thì một triệu chứng phổ biến khác có thể là phạm vị hoạt động bị hạn chế. Hạn chế này có thể dễ dàng nhận biết khi bạn đang cố di chuyển cánh tay của bạn. Di chuyển vai cũng có thể tạo ra những tiếng kêu lục cục.
Một số triệu chứng khác như:
- Đau tăng lên khi thay đổi thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa hay trở lạnh những cơn đau nhức âm ỉ thường xuất hiện vào ban đêm gây mất ngủ.
- Cứng khớp hoặc mất khả nặng di chuyển: Khớp vai có cảm giác bị cứng lại gây khó khăn khi di chuyển hoặc thậm chí có thể mất khả năng di chuyển một thời gian ngắn.
- Có tiêng kêu: Khi xoay chuyển vai có thể nghe thấy tiếng kêu phát ra , đây có thể là dấu hiệu cho thấy sụn khớp đã bào mòn và không thể ngăn xương ma sát.
- Yếu và teo cơ: Nhiều người bệnh tránh các cử động đau đớn và ít hoạt động, điều này có thể dẫn đến yếu cơ và teo cơ.
- Không hoạt động sẽ làm triệu chứng tồi tệ hơn: Nếu sau một thời gian dài không hoạt động khớp vai có thể gây cứng khớp, ví dụ như khi ngủ.
- Sưng: Khi thoái hóa khớp dẫn đến ma sát giữa xương, các mô mềm xung quanh có thể bị kích thích và sưng đỏ.
Hầu hết tất cả các trường hợp, những triệu chứng thoái hóa khớp vai xuất hiện và đột nhiên biến mất, nhưng sau đó lại trở nên nghiêm trọng hơn và xuất hiện nhiều hơn trong thời gian dài.
4. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai
Hiện nay, vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của thoái hóa khớp vai, nhưng hầu hết những người bị thoái hóa khớp đều có ít nhất một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Chấn thương khớp vai: Trật khớp, gãy xương hoặc chấn thương khác có thể gây tổn thương khớp vai cuối cùng dẫn đến thoái hóa khớp ở vai.
- Áp lực khớp vai: Những người làm công việc hay có lối sống thường xuyên nâng vật lên cao, ném hoặc các hoạt động có tác động cao chẳng hạn như chặt gỗ,…
- Dị tật bẩm sinh: Cấu trúc xương kém có thể làm cho một người có nguy cơ bị trật khớp vai dẫn đến tăng nguy cơ thoái hóa khớp ở vai. Các điều kiện bẩm sinh khác hoặc viêm khớp nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ.
- Giới tính: Thoái hóa khớp Glenohumeral thường xảy ra ở phụ nữ hơn so với ở nam giới.
5. Chuẩn đoán thoái hóa khớp vai như thế nào?
Để chẩn đoán thoái hóa khớp vai, bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh và khám sức khỏe để đánh giá đau, dấu hiệu trong các mô xung quanh. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ biết nếu cơ gần khớp có dấu hiệu teo hoặc yếu.
Hình ảnh chụp X-quang vùng vai
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chẩn đoán bao gồm:
- Chụp X-quang.
- Xét nghiệm máu, chủ yếu để tìm viêm khớp dạng thấp,…
- Loại bỏ chất lỏng hoạt dịch hoặc chất lỏng bôi trơn của khớp để phân tích.
- Chụp công hưởng từ (MRI).
6. Thoái hóa khớp vai chữa như thế nào?
Những phương pháp chữa trị đầu tiên cho thoái hóa khớp vai bao gồm:
- Nghỉ ngơi: Điều này có nghĩa là người bệnh phải thay đổi cách di chuyển cánh tay trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Không nên với tay quá mức sẽ làm tăng cảm giác đau.
- Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn: Những loại thuốc như ibuprofen hoặc aspirin có tác dụng làm giảm đau và viêm. Nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để đảm bảo sử dụng thuốc một cách an toàn.
- Áp dụng vật lý trị liệu theo yêu cầu của bác sĩ: Sử dụng vật lý trị liệu trong chữa trị thoái hoá khớp vai giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mà không phải dùng thuốc.
- Thực hiện những bài tập phạm vi chuyển đổi: Các bài tập này được thực hiện như một cách để tăng tính linh hoạt cho khớp vai.
- Sử dụng nhiệt ấm: Người bệnh có thể chườm nóng vào vị trí đau để giảm đau và máu được lưu thông tốt hơn.
- Chườm lạnh lên vai: Người bệnh nên áp dụng chườm đá lạnh trong 20 phút/lần, mỗi ngày chườm khoảng 2-3 lần để giảm đau và chống viêm tốt.
- Sử dụng các loại thuốc khác: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng tiêm corticosteroid,…Lưu ý không được sử dụng thuốc mà chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
- Uống bổ sung chondroitin và glucosamine: Nhiều người bệnh có thể sử dụng bổ sung thêm những chất bổ sung cho sụn khớp.
Sử dụng thuốc là phương pháp không phẫu thuật giúp điều trị triệu chứng cho bệnh nhân
Nếu tình trạng không được cải thiện thì bệnh nhân sẽ có chỉ định mổ khớp vai. Tuy nhiên, bất kỳ phẫu thuật nào cũng có những rủi ro nhất định và các biến chứng tiềm ẩn như nhiễm trùng hoặc các vấn đề với gây mê. Những phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Thay khớp vai: Người bệnh sẽ được thay thế toàn bộ khớp vai bằng khớp nhân tạo, phương pháp này thường áp dụng để điều trị thoái hóa khớp glenohumeral.
- Thay thế đầu xương cánh tay: Đây cũng là phương pháp điều trị thoái hóa khớp glenohumeral.
- Cắt bỏ khớp: Phương pháp này là phẫu thuật phổ biến để điều trị thoái hóa khớp acromioclavicular (AC) và những vấn đề liên quan đến không gian khớp.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh gai khớp gối