Tết đoàn viên có ý nghĩa gì?

Trung thu cũng là Tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ.

1. Tết đoàn viên?

Theo phong tục của người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Trung Thu cũng là dịp để con cái hiểu được công lao săn sóc của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình cảm gia đình lại càng khăng khít thêm.

Trung Thu Là Tết Đoàn ViênTết Trung Thu còn được gọi là Tết đoàn viên

Mới đầu, Tết Trung Thu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Sau này, Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em là chính. Cũng trong dịp Trung Thu, người ta thường mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng.

Trong khi người Trung Quốc hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt lại tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu với hình ảnh con Lân tượng trưng cho điềm tốt lành.

Ngày Tết Trung Thu được tổ chức vào đúng ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi mặt trăng tròn và sáng đẹp nhất. Riêng đối với người Việt Nam, ngày xưa, Trung Thu là dịp để tạ ơn Rồng mang mưa tới cho mùa màng bội thu. Theo thời gian, Tết Trung Thu dần trở thành dịp lễ cho trẻ em nô đùa vui chơi, và cũng là dịp để những thành viên trong gia đình quây quần. Cũng chính vì ý nghĩa đó, Tết Trung Thu còn được gọi là Tết đoàn viên.

2. Các loại bánh phổ biến cho Tết Trung Thu

Từ truyền thống đến hiện đại, bánh Trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh cho dịp Tết đoàn viên là bánh nướng và bánh dẻo.

2.1. Bánh nướng

Bánh NướngBánh trung thu loại bánh nướng

Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xưởng.

Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại.

2.2. Bánh dẻo

Bánh DẻoVỏ bánh dẻo được làm bằng bột nếp

Theo truyền thống bánh dẻo Trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.

Xem thêm: Những quốc gia nào đón Tết Trung Thu?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x