Phân biệt chứng tự kỷ và trầm cảm ở trẻ

Chứng tự kỷ và trầm cảm là hai chứng bệnh được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây. Chúng là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một vài biểu hiện tương tự. Vậy làm thế nào để phân biệt rõ trầm cảm và tự kỷ?

1. Khái niệm

1.1. Chứng tự kỷ là gì?

Chứng tự kỷ là một khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện rõ nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ. Nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ là do rối loạn hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt giới tính, giàu nghèo và địa vị xã hội.

Chứng Tự KỷChứng tự kỷ là do rối loạn hệ thần kinh

Chứng tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích cũng như hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

1.2. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần phổ biến, dấu hiệu của bệnh trầm cảm đặc trưng là sự buồn rầu hoặc người bệnh luôn có cảm giác tội lỗi, tự ti, hạ thấp giá trị bản thân. Bệnh có thể kéo dài hoặc tái phát lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.

Buồn RầuBệnh trầm cảm đặc trưng là sự buồn rầu

Trầm cảm làm suy giảm khả năng làm việc, học tập hoặc đương đầu thử thách trong cuộc sống hằng ngày của một cá nhân nào đó. Khi bị bệnh trầm cảm nặng, bệnh có thể dẫn đến tự tử, nếu nhẹ, người bệnh có thể được chữa trị không cần dùng đến thuốc.

Trầm cảm có thể được chia làm 2 mức độtrầm cảm nhẹ và trầm cảm nặng. Trầm cảm nhẹ rất dễ điều trị, nhưng nếu để chuyển thành trầm cảm nặng thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn rất nhiều.

2. Phân biệt chứng tự kỷ và trầm cảm

Trầm cảm Tự kỷ
Triệu chứng
  • Cảm giác buồn chán, trống rỗng
  • Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
  • Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
  • Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
  • Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
  • Hay cáu gắt, giận dữ
  • Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
  • Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
  • Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát

Ở trẻ em, chúng ta khó có thể phát hiện được trầm cảm do trẻ chưa biết cách mô tả lại tình trạng của mình. Cha mẹ cần chú ý hơn nếu trẻ có thể có biểu hiện buồn bã, dễ kích động, nổi giận, tỏ ra sợ hãi hoặc không muốn đến trường, các cơn đau (thường gặp nhất là đau bụng) không rõ nguyên nhân…

Khác với trầm cảm, những triệu chứng của tự kỷ khá rõ ràng mà cha mẹ và những người xung quanh có thể quan sát thấy:

  • Trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ chỉ thường ê a cho đến khi 5 tuổi.
  • Sống khép kín, không quan tâm đến mọi việc diễn ra xung quanh, thờ ơ với giao tiếp ngôn ngữ hay tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người kể cả cha mẹ.
  • Mặt thiếu biểu cảm và tư thế không được tự nhiên. Khó khăn trong việc chia sẻ.
  • Khả năng phản ứng, tiếp thu chậm, hoặc kém, ít nói chuyện (khoảng 40% người bị tự kỷ không bao giờ nói chuyện).
  • Rụt rè, nhút nhát không thích chơi với người khác, không thích ở nơi đông người.
  • Không thích sự thay đổi kể cả đồ chơi, nơi ở hay bất kỳ sự thay đổi về hoàn cảnh nào khác.
  • Lặp lại các hoạt động, hành vi của cơ thể mà không có mục đích như vỗ tay, đung đưa cơ thể…
  • Thường tập trung vào một bộ phận thay vì toàn thể.
  • Thường xuyên gào khóc, đi trốn khi không thích hay không hứng thú với việc gì đó. Thậm chí làm làm tổn thương chính bản thân như cào cấu, đập đầu vào tường, cửa…
Nguyên nhân Trầm cảm được cho là bắt nguồn từ sự căng thẳng, áp lực kéo dài, những biến cố, khủng hoảng trong cuộc sống. Trong khi đó, nguyên nhân của tự kỷ chưa được làm rõ. Có một số giả thuyết về nguyên nhân của tự kỷ bao gồm: di truyền, bất thường về phía mẹ trong thời kỳ mang thai (mắc một số bệnh như tuyến giáp, đái tháo đường, nhiễm virus Rubella, sử dụng thuốc, rượu trong thai kỳ…), môi trường khi mang thai, bất thường trong cấu trúc não, bất thường trong chức năng não.
Chăm sóc và điều trị Trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotics tâm trạng (còn gọi là psychobiotic) đối với chứng trầm cảm nhẹ và vừa. Đối với trầm cảm nặng cần sử dụng thuốc và có thể kết hợp các biện pháp khác theo chỉ định của bác sỹ.  Điều trị tự kỷ là một hành trình khó khăn. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng nếu kiên trì và có những biện pháp can thiệp đúng với các phương pháp trị liệu hành vi, giao tiếp…thì có thể giúp người mắc tự kỷ phát triển tốt hơn và cải thiện được cuộc sống.

Phân biệt chứng tự kỷ và trầm cảm

Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc trầm cảm trên nền chứng tự kỷ thì rất khó để chẩn đoán vì những triệu chứng của trầm cảm có thể lẫn vào triệu chứng của chứng tự kỷ. Hơn nữa người bị tự kỷ hầu như không có khả năng giao tiếp, gây khó khăn cho chẩn đoán (chẩn đoán trầm cảm chủ yếu dựa vào hỏi bệnh). Theo các khảo sát, trầm cảm ở người tự kỷ sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát.

Như vậy, trầm cảm và chứng tự kỷ là hai chứng bệnh cùng thuộc về tâm thần nhưng hoàn toàn khác biệt và cần được chăm sóc, điều trị khác nhau.

Xem thêm: Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ là gì?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x