Nhận biết và cách trị sổ mũi xanh cho trẻ
Nội dung tóm tắt
Bé bị sổ mũi xanh khiến cho các bố mẹ vô cùng lo lắng vì tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ, nhất là khi bé bị sổ mũi xanh kéo dài, lâu ngày. Bởi lẽ, lúc này mức độ nhiễm khuẩn đã tăng cao, dễ bị biến chứng sang các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm đường hô hấp mãn tính…
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sổ mũi xanh
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây, tức là trẻ đã bị sổ mũi xanh
- Nước mũi của bé có màu xanh vàng, quánh đặc
- Bé bị thò lò nước màu xanh nhạt, thở khò khè
- Bé tỏ ra mệt mỏi, khó thở, biếng ăn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi xanh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó các bé từ 1 – 12 tháng tuổi bị sổ mũi xanh là do những nguyên nhân sau:
Cơ thể các bé còn non nớt, sức đề kháng yếu, không đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
Do ảnh hưởng từ thời tiết, đặc biệt là khi giao mùa vì đây là thời điểm các virus, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi phát triển.
Bé nằm điều hòa quá lâu, hoặc nhiệt độ của điều hòa không phù hợp (thường là quá lạnh) dễ khiến bé bị viêm phổi, sổ mũi xanh, kèm theo ho.
Nguyên nhân còn có thể là do đây là triệu chứng lâm sàng của các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, trẻ bị viêm phổi, viêm đường hô hấp cấp…
Cách trị sổ mũi xanh cho trẻ
Khi trẻ bị sổ mũi xanh các mẹ hãy vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý
Ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh, cha mẹ cũng cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé, để tạo không gian thoáng mát, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất và chia làm nhiều lần. Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp dân gian trị cảm như dùng các loại lá tía tô, kinh giới, hành… thái nhỏ vào món cháo của trẻ (nếu trẻ có thể ăn được).
Khi thấy trẻ bị sổ mũi xanh thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch, mẹ để con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ và sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thoa dầu tràm – khuynh diệp vào lòng bàn chân: Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi xanh, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu tràm – khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, xoa lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất vào cho bé. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng của bé.
Ngoài ra, cha mẹ cần áp dụng cho trẻ những cách phòng bệnh sổ mũi xanh đơn giản như cho trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, rửa tay thường xuyên, giữ ấm cho trẻ và giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ…. đế tình trạng bé bị sổ mũi xanh không tái phát.
Khi thấy trẻ sốt cao kéo dài không khỏi hay nước mũi chuyển sang đặc sánh và có màu vàng, xanh… cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi nào nên cho trẻ bị sổ mũi xanh đến gặp bác sĩ?
Dấu hiệu của sổ mũi xanh là nước mũi có màu xanh vàng đục
Đa phần các trường hợp, bạn không cần quá lo lắng vì nước mũi xanh ở trẻ. Tuy nhiên, nếu con của bạn nằm trong các trường hợp sau thì nên đưa con đến cơ sở y tế để khám và điều trị:
Bị sổ mũi xanh kéo dài liên tục từ cả hai bên mũi hơn 10 ngày.
Sốt cao hơn 38 độ C.
Thường xuyên bị nôn.
Chất đờm nhầy có mùi hôi.
Phát ban, đau tai.
Ho nhiều về đêm kéo dài.
Cách phòng ngừa bé bị sổ mũi xanh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng rất yếu ớt, vì vậy mà các mẹ nên có cách phòng bệnh cho bé sớm để hạn chế tốt nhất các bệnh có thể xảy ra ở trẻ. Chính vì thế, để tránh tình trạng trẻ bị sổ mũi xanh, các mẹ nên thực hiện những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe con yêu thật tốt:
Nên giữ ấm cho trẻ khi bị sổ mũi xanh
Nên cho bé bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời để tăng hệ miễn dịch.
Bố mẹ cần giữ ấm đầy đủ cho bé khi thời tiết lạnh để đề phòng cảm cúm, nhiễm virus.
Tuyệt đối không cho bé uống hoặc ăn đồ lạnh vì chúng sẽ gây tổn hại cho cổ họng và hệ hô hấp bé.
Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh cho bé, tránh để bé tiếp xúc, ngậm mút với các vật dụng hằng ngày.
Bố mẹ cần vệ sinh nơi ở, phòng ngủ của trẻ thường xuyên để tạo không gian thoải mái, thông thoáng, tránh bụi bẩn, ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Thường xuyên sát trùng bình sữa, dụng cụ ăn uống của bé để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Tạo thói quen rửa mũi và hút mũi cho bé mỗi tuần 2 lần, cách này sẽ đảm bảo vệ sinh ống mũi của bé.
Tập cho bé thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh.