Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không? Làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh?
Nội dung tóm tắt
Cứng khớp ngón tay khiến cho khả năng vận động khớp, cầm nắm vật bị hạn chế, nhất là ở người cao tuổi. Hiện tượng này xảy ra ở rất nhiều người kể cả người trẻ.
1. Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, cứng khớp ngón tay có thể gây ra những biến chứng nguy hại sau:
Giảm dần, có khi mất hẳn chức năng vận động thông thường: Có khoảng 89% người bị cứng khớp ngón tay khó nắm sau 10 năm phát bệnh. Biến chứng này khiến người bệnh mất khả năng lao động.
Teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế: Đây là những biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở giai đoạn cuối của cứng khớp ngón tay.
Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây biến dạng khớp ngón tay
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch:
Theo các nghiêm cứu, có đến 30% người bị cứng khớp nói chung và đau khớp ngón tay nói riêng có biến chứng về bệnh tim mạch. Đặc biệt có đến 50% số ca bị biến chứng này gây tử vong.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng tuổi thọ của người bị cứng khớp, chất lượng cuộc sống cũng thấp hơn so với người khỏe mạnh.
Xem thêm: Vì sao bị cứng khớp ngón tay? Điều trị như thế nào?
2. Phòng tránh cứng khớp ngón tay
Ngón tay là bộ phận phải hoạt động nhiều và chịu không ít áp lực vận động trong sinh hoạt và làm việc, do vậy dễ bị cứng khớp qua thời gian. Người bệnh nên đi khám sớm khi có dấu hiệu bất thường để được can thiệp, điều trị kịp thời, sớm trở lại với sinh hoạt bình thường.
Một số cách phòng tránh cứng khớp ngón tay:
- Để phòng bệnh hiệu quả thì những người có nguy cơ cao bị cứng khớp ở bàn tay, cổ tay, ngón tay (ví dụ: phụ nữ làm việc chân tay nhiều, những người nội trợ…) cần tránh lao động nặng. Khi làm việc với tay nên có thời gian cho bàn tay được nghỉ ngơi, không làm việc liên tục trong nhiều giờ liền.
- Trong cuộc sống hằng ngày hoặc trong lao động, nếu có thiết máy móc hỗ trợ hoặc thay thế cho bàn tay thì nên tận dụng (ví dụ máy rửa bát đĩa, cối xay thịt…). Mỗi buổi sáng ngủ dậy nên tập nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay để các khớp được dẻo dai linh hoạt.
Ngâm tay trong nước muối sinh lý ấm là cách phòng tránh cứng khớp ngón tay
- Nên ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần 10 phút;
- Tránh tăng cân quá mức, ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động cơ thể.
- Khi mắc các bệnh về chuyển hoá hoặc bị chấn thương bàn tay, ngón tay cần phải điều trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ.
3. Một số bài tập giảm cứng khớp ngón tay
Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay, người bệnh có thể áp dụng các bài tập sau đây:
3.1. Chạm ngón
Giúp kéo giãn khớp, gân nhưng không được lạm dụng quá mức.
Bài tập chạm ngón
Cách thực hiện:
- Dang các ngón tay, hướng lên trên.
- Giữ ngón tay, cổ tay trên cùng một mặt phẳng.
- Giữ nguyên vị trí ban đầu, rồi giữ ngón trỏ, ngón cái lại gần đến khi hai đầu ngón chạm vào nhau.
- Quay lại vị trí ban đầu, tiếp tục với các ngón còn lại.
- Lặp lại 10 lần với mỗi tay.
3.2. Trượt ngón tay
- Duỗi thẳng các ngón tay
- Gập khớp thứ 2 ở ngón tay cho đến khi đầu ngón chạm lòng bàn tay. Quay trở lại vị trí ban đầu
- Nắm tay lại, không nhìn thấy móng tay. Quay trở lại vị trí ban đầu
- Nắm đấm thẳng có thể nhìn thấy móng tay. Quay trở lại vị trí ban đầu
3.3. Dạng ngón cái
Để bắt đầu bài tập này, đưa ngón cái hướng ra ngoài.
-
- Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay cái về phía lòng bàn tay;
- Quay trở lại vị trí bắt đầu;
- Lặp lại 10 lần với mỗi ngón tay cái.
3.4. Kéo giãn ngón tay
Giúp giảm độ cứng của khớp và chuyển động dễ hơn.
Cách thực hiện:
- Đặt bàn tay lên chiếc bàn phẳng, ngón tay hướng ra ngoài và lòng bàn tay úp xuống.
- Kéo giãn ngón tay sao cho lòng bàn tay chạm được vào mặt bàn. Giữ nguyên động tác này trong thời gian lâu nhất có thể.
- Thư giãn và trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại mỗi tay 5 lần.
4. Chế độ ăn uống của người bị cứng khớp ngón tay
Về cơ bản, khẩu phần ăn của người bị cứng khớp ngón tay vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính là đạm, bột đường, chất béo và vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, thực đơn dinh dưỡng của người bị cứng khớp ngón tay cần bổ sung các thực phẩm giàu A-xít béo Omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, tôm, cua, dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu.
Cá ngừ cũng là thự phẩm giàu axit béo ommega – 3
Người bị cứng khớp ngón tay nên quan tâm rau mầm lúa mì, các loại hạt, ngô, ô liu, rau lá xanh, cà chua, đu đủ, xoài, kiwi là nguồn cung cấp vitamin E rất tốt.
Ngoài ra, chất xơ cũng góp phần làm giảm tình trạng viêm khớp, cứng khớp, do đó các loại trái cây tươi và rau củ quả cũng nên được ưu tiên trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nguồn thực phẩm tốt cho xương khớp không thể thiếu sữa, đậu hũ và rau xanh. Vì chúng chứa một lượng lớn canxi quan trọng trong việc thúc đẩy và hình thành hệ xương khớp chắc khỏe.
Sữa là thực phẩm giàu canxi tốt cho người bệnh xương khớp
Bên cạnh những thực phẩm hữu ích, người bệnh cũng cần tránh những loại thực phẩm gây viêm đau như:
– Thực phẩm giàu muối (thức ăn nhanh, khoai tây chiên, dưa muối) dẫn đến lượng muối dư thừa trong cơ thể, các tế bào của khớp có thể giữ nước, gây viêm sưng.
– Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt dê…) chứa rất nhiều axít béo omega-6, cholesterol, càng làm cho tình trạng viêm thêm trầm trọng, triệu chứng cứng khớp càng tái phát nhiều lần.
Ngoài các thực phẩm chứa nhiều muối, các chất kích thích thì người bị cứng khớp cũng không nên sử dụng các loại thịt đỏ
– Thực phẩm chiên (thịt chiên, khoai tây chiên…) làm tăng viêm khớp, đồng thời giảm hiệu quả phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
– Rượu, bia, các chất kích thích nếu tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về khớp, làm nặng thêm các triệu chứng cứng khớp và đau khớp hiện có.
– Kiêng ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn đối với bệnh nhân bị cứng khớp do viêm đa khớp dạng thấp có tình trạng dinh dưỡng kém.