Vì sao bị cứng khớp ngón tay? Điều trị như thế nào?
Nội dung tóm tắt
1. Cứng khớp ngón tay là gì?
Cứng khớp ngón tay là một trong những triệu chứng thoái hóa khớp phổ biến ở người lớn tuổi do các ảnh hưởng của tuổi tác, thói quen sinh hoạt và vận động. Tình trạng cứng khớp ngón tay thường xuất hiện nhiều lần và liên tục trong thời gian dài, nhưng lại không được bệnh nhân chú ý và điều trị kịp thời, dẫn đến thoái hóa khớp nghiêm trọng, làm hạn chế khả năng phục hồi về sau.
Cứng khớp ngón tay là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi
Hầu hết các bệnh nhân thường tự mua thuốc về sử dụng nhằm làm dịu các triệu chứng mà không áp dụng các phương pháp chữa trị triệt để, khiến bệnh tình diễn tiến phức tạp và trầm trọng hơn.
Có những nguyên nhân không ngờ tới khiến tình trạng cứng khớp ngón tay trở nặng hơn. Xác định rõ căn nguyên vấn đề để có hướng điều trị kịp thời được xem là kim chỉ nam để điều trị cứng khớp ngón tay một cách hiệu quả.
2. Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay
Ở những người lớn tuổi, cứng khớp là trở ngại lớn đối với cuộc sống thường nhật. Cùng với quá trình lão hóa, lối sống thụ động, thừa cân, béo phì là các nhân tố điển hình gây nên tình trạng cứng khớp ngón tay.
Ngoài ra, có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cũng chính là tác nhân chính gây nên tình trạng trên mà người bệnh không hề hay biết. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình khiến khớp ngón tay cứng, đau và sưng.
2.1. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý cơ xương khớp mạn tính hàng đầu, gây nên tình trạng viêm sưng ở nhiều khớp, trong đó khớp ngón tay là dễ nhận biết nhất. Bệnh tác động đến các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 30 đến 60.
Viêm khớp ngón tay dạng thấp gây nên tình trạng cứng khớp
Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng với hơn 30 phút đi kèm với triệu chứng sưng, đau, đỏ nóng quanh các khớp.
2.2. Viêm xương khớp (Thoái hóa khớp)
Viêm xương khớp cũng là một trong số các bệnh lý viêm khớp điển hình thường gặp nhất ở người trên 60 tuổi.
Các mô, sụn khớp và hoạt dịch có chức năng bảo vệ đầu xương dần hao mòn, thoái hóa chất dinh dưỡng theo thời gian và tuổi tác. Bệnh ảnh hưởng đến gần 70% số người trên dưới tuổi 65 và 5% là ở những người trẻ béo phì.
Các sụn khớp bảo bệ đầu xương bị hao mòn cũng dẫn đến cứng khớp
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn nam giới. Đặc biệt ở phụ nữ làm công việc tay chân, bếp núc, nhà cửa, đôi tay lại càng chịu nhiều áp lực hơn cả. Do đó, tình trang cứng khớp ngón tay ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày.
Các chồi xương tăng sinh bất thường không những gây đau ở các khớp tay mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm, đau rễ thần kinh,….
2.3. Bệnh Lupus
Lupus là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu.
Bệnh Lupus thường gây ảnh hưởng đến các khớp
Bệnh khiến các khớp tay sưng viêm và tê cứng trong nhiều trường hợp. Lupus còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị co thắt khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái).
2.4. Bệnh Gout
Bệnh Gout hay còn gọi thống phong, là một loại viêm khớp gây sưng và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.
Bệnh Gout gây đau ở các khớp, đặc biệt là ngón tay, ngón chân
Đặc trưng của bệnh Gout là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).
Bệnh Gout gây khó khăn trong sinh hoạt người bệnh nhưng vẫn có thể chữa trị được.
2.5. Ung thư xương
Tuy hiếm gặp nhưng ung thư xương cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến sưng viêm, đau cứng ở khớp.
Ung thư vẫn có khả năng chữa trị được. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị sẽ tùy thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, kích thước khối u, thể trạng người bệnh và nhiều yếu tố khác.
2.6. Các vấn đề về mô mềm
Mô mềm bao gồm các phần như da, lớp mô mỡ, gân, động mạch, các dây thần kinh và bao khớp…
Các chấn thương mô mềm cũng là nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay
Những trường hợp gặp phải các chấn thương, đứt, giãn gân, dây chằng, tổn thương sâu vào da như bỏng, rách khiến da không thể hồi phục và giữ độ đàn hồi như cũ, làm các khớp ở cổ tay và ngón tay bị co cứng, gây ra khó khăn khi cử động cơ khớp.
3. Triệu chứng của cứng khớp ngón tay
Chứng cứng khớp ngón tay thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên, trong đó bệnh nhân nữ giới chiếm tỷ lệ đa số với các biểu hiện tê cứng, sưng, đau nhức các khớp ngón tay vào mỗi buổi sáng. Cơn đau nhức thường dịu đi sau 1-2 tiếng đồng hồ, một số trường hợp nghiêm trọng có thể kéo dài cả ngày, gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân.
Vị trí bị thoái hóa khớp ngón tay cũng thường xuất hiện ở bên tay thuận, tay vận động nhiều hơn. Nếu bệnh nhân thuận tay phải thì thường gặp tình trạng thoái hóa khớp ở các ngón cái, ngón trỏ… nhiều hơn các ngón tay khác.
Bệnh nhân cứng khớp ngón tay thường có cảm giác tê cứng, đau nhức ở các khớp ngón tay
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay thường nhận thấy những triệu chứng cụ thể sau:
– Tê bì tại các khớp ngón tay, cảm giác như kiến bò tại các khớp.
– Khó khăn khi cử động các khớp ngón tay và cầm nắm đồ vật.
– Cảm thấy đau nhức nhiều các khớp ngón tay, đặc biệt là khi ngâm nước nhiều hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
– Khi bệnh vào giai đoạn nặng, các khớp ngón tay sẽ sưng to, cấu trúc xương ngón tay và bàn tay có nhiều điểm bất thường, co quắp lại, biến dạng.
Các dấu hiệu của cứng khớp ngón tay sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng phá rỉ khớp, cơ khớp sưng nhức thường xuyên và khiến cơ bàn tay teo lại, ngón tay biến dạng, co quắp và gây khó khăn cho bệnh nhân khi sinh hoạt.
Xem thêm: Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không? Làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh?
4. Cách điều trị cứng khớp ngón tay
Nhiều người thường chủ quan, chỉ dùng thuốc giảm đau để đối phó với cơn đau và viêm tạm thời mà quên rằng, khi chưa tác động đến nguyên nhân gốc rễ thì bệnh vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả.
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở các khớp ngón tay kéo dài nhiều ngày, người bệnh nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dựa vào kết quả khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị: dùng thuốc, không sử dụng thuốc hay phẫu thuật, giúp bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian ngắn, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống
– Áp dụng giải pháp trị liệu thần kinh cột sống, hỗ trợ nắn chỉnh các khớp ngón tay, hạn chế các tác động tiềm ẩn gây thoái hóa khớp ngón tay của bệnh nhân.
– Kết hợp sử dụng liệu pháp sóng xung kích Shockwave và chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV để tái tạo lại những vùng mô bị tổn thương trước đó, đẩy nhanh quá trình hồi phục các cấu trúc xung quanh khớp tay như mô khớp, dây chằng, gân,…
– Tư vấn bệnh nhân tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như glucosamine, chondroitin, MSM (Methyl-Sulfonyl-Methane) cần thiết để hỗ trợ tái tạo sụn, duy trì dịch nhờn của sụn khớp, tăng cường sự dẻo dai cho khớp xương nhằm giảm nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp theo thời gian ở người lớn tuổi.
Nếu tình trạng cứng khớp ngón tay khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thì đừng ngần ngại điều trị bệnh ngay nhé!