Bệnh nang thừng tinh ở trẻ em và 3 phương pháp điều trị bệnh
Nội dung tóm tắt
Nang thừng tinh là bệnh lý thường thấy ở trẻ em. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ còn cảm thấy xa lạ với cụm từ này và chưa hiểu hết mức độ nguy hiểm của căn bệnh. Việc nắm vững những kiến thức cơ bản về bệnh giúp trẻ sớm được điều trị, tránh được biến chứng lâu dài. Các thông tin về bệnh nang thừng tinh ở trẻ em sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Xem thêm bài viết: Bệnh ngứa ở trẻ em và top 3 bệnh ngứa thường gặp nhất
Thông tin cơ bản về bệnh nang thừng tinh ở trẻ em
Nang thừng tinh ở trẻ em hay còn có tên gọi khác là tràn dịch màng tinh hoàn là tên gọi dành cho bệnh lý bất thường ở phần bẹn của bé nam. Phần bìu của trẻ sưng to do sự tích tụ chất lỏng trong phần vỏ bọc bao xung quanh tinh hoàn.
Bệnh thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh và tự biến mất khi trẻ lên một tuổi. Đối với trẻ lớn hơn, bệnh xuất hiện do phần bìu bị viêm hoặc chấn thương. Nếu bệnh nang thừng tinh không gây hại hay đau đớn trong sinh hoạt ở trẻ thì không cần thăm khám và điều trị. Tuy nhiên nếu trẻ bị đau, phần bìu sưng lớn thì cần thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính của bệnh nang thừng tinh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nang thừng tinh là do các ống phúc tinh mạc ở trẻ em không được đóng kín khi sinh gây ra hiện tượng các dịch trong ổ bụng chảy xuống và gây ra các nang nước ở phần bìu, bẹn của trẻ nhỏ.
Bệnh nang thừng tinh dễ dàng phát hiện khi quan sát phần bìu của trẻ bị sưng to, không đau ở một hay cả hai bên tinh hoàn. Kích thước của nang phụ thuộc vào hiện trạng viêm nặng hay nhẹ ở trẻ.
Tuy không gây đau đớn hay ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trẻ nhưng bệnh nang thừng tinh gây ra những bất tiện cho trẻ khi sinh hoạt. Lâu ngày các nang nước vỡ ra có thể gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng hay các bệnh lý khác như thoát vị bẹn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Top 3 phương pháp điều trị bệnh nang thừng tinh ở trẻ em
Để phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời bệnh ở trẻ nhỏ, mẹ nên thường xuyên quan sát, để ý nếu như bộ phân sinh dục ở trẻ nam có bất thường như sưng tấy. Ngoài ra, bệnh nang thừng tinh hiện nay có thể điều trị được. Ba phương pháp điều trị chính đó là:
Đối với trẻ dưới 2 tuổi
Bệnh lý này thường gặp ở trẻ sơ sinh và tự biến mất khi trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì vậy, với trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi sẽ được chỉ định theo dõi tại nhà. Việc bệnh tự biến mất chiếm tỷ lệ khá cao.
Chỉ định phẫu thuật nang thừng tinh
Khi trẻ lớn hơn hai tuổi mà vẫn còn hiện tượng sưng phần bìu thì sẽ được xét nghiệm và chỉ định phẫu thuật. Hai phương pháp phẫu thuật chính là:
Phẫu thuật thông qua mổ mở đường bẹn
Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ khoảng từ 2 – 3cm tại phần các nếp gấp da của bụng. Tiến hành phẫu tích và thắt lại các ống phúc tinh mạc còn chưa được đóng kín. Ngăn chặn các dịch trong ổ bụng chảy xuống phần bìu và đọng thành nang.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian tiến hành nhanh chóng, điều trị triệt để và hoàn toàn được bệnh. Nhược điểm của phương pháp là sau khi phẫu thuật trẻ sẽ xuất hiện sẹo.
Phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi
Hiện nay có nhiều phương pháp mổ nội soi tiên tiến để điều trị bệnh nang thừng tinh ở trẻ em như: mổ nội soi một lỗ, mổ nội soi hai, ba lỗ. Trong đó phổ biến và mang lại nhiều ưu điểm hơn cả là mổ nội soi một lỗ.
Việc lựa chọn phương pháp mổ nội soi một lỗ giúp hạn chế các cơn đau ở trẻ, thời gian phục hồi sau mổ nhanh chóng. Việc mổ nội soi một lỗ cũng giúp các bác sĩ phát hiện được bên tinh hoàn còn lại của trẻ có bị nang thừng tinh hay không để xử lý luôn trong quá trình phẫu thuật. Tránh việc phẫu thuật lần hai.
Dù sử dụng phương pháp phẫu thuật nào thì sau khi mổ trẻ cần được chăm sóc đặc biệt cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dinh dưỡng sẽ được cung cấp qua đường tĩnh mạch với các món chính là các chất lỏng để dễ tiêu hóa. Ngoài ra trẻ còn được sử dụng các thuốc giảm đau, giảm phù nề để hồi phục nhanh chóng.
Các thông tin chi tiết về bệnh nang thừng tinh ở trẻ em đã được giới thiệu tới bạn đọc. Khi phát hiện những triệu chứng tương tự ở trẻ hay cho con thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Chúc các bậc cha mẹ sẽ luôn là người đồng hành tuyệt vời trong quá trình trưởng thành và bảo vệ sức khỏe cho con yêu.