Bệnh cơ tim hạn chế được chữa trị như thế nào?

1. Bệnh cơ tim hạn chế là gì?

Bệnh cơ tim hạn chế là tình trạng buồng tâm thất không có đủ khả năng giãn ra để được đổ đầy máu (giảm chức năng tâm trương). Tâm thất là buồng tim chịu trách nhiệm chính bơm máu lên phổi để trao đổi oxy và bơm máu giàu oxy từ tim đi nuôi cơ thể.

Khi tâm thất không được đổ đầy máu, sẽ làm giảm sút lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, thậm chí là có những triệu chứng ban đầu của bệnh suy tim.

Tình Trạng Cơ Tim Bị Dày LênTình trạng cơ tim bị dày lên

Tổn thương chức năng tâm trương ban đầu là hậu quả của sự hạn chế giãn của tâm thất, về sau là do tắc buồng tâm thất. Ở giai đoạn muộn có suy tim, có thể có tràn dịch màng tim.

2. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim hạn chế

Xơ hóa nội mạc cơ tim là nguyên nhân thường gặp của bệnh cơ tim hạn chế, xơ hóa nội mạc cơ tim không rõ nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh cơ tim hạn chế nguyên phát.

Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh bao gồm:

  • Bệnh thừa sắt.
  • Bệnh thoái hóa tinh bột.
  • Bệnh sarcoidose ( viêm hạch bạch huyết và mô).

Bệnh Sarcoidose Cũng Có Thể Là Nguyên Nhân Dẫn Đến Cơ Tim Hạn ChếBệnh sarcoidose cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cơ tim hạn chế

  • Xơ cứng bì hệ thống.
  • Sau xạ trị hoặc hóa trị liệu điều trị ung thư trước đó.
  • Thải ghép sau cấy ghép tim.
  • Bệnh lý màng trong tim.

3. Triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế

Các triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế thay đổi tùy theo vị trí tổn thương của tâm thất, chúng có thể bao gồm:

  • Khó thở khi gắng sức.
  • Đau vùng trước tim, đau vùng gan (dễ bị nhầm với bệnh gan mật).
  • Cảm giác tim đập nhanh, rung lên trong lồng ngực( đánh trống ngực).
  • Người bệnh cảm thấy chóng mặt, mệt hoặc ngất xỉu khi tập thể dục, gắng sức hay khi đang ngồi mà đột ngột đứng dậy.
  • Cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc.
  • Buồn nôn và chán ăn.

Cảm Giác Buồn Nôn, Chán Ăn Ở Người Mắc Bệnh Cơ Tim Hạn ChếCảm giác buồn nôn, chán ăn ở người mắc bệnh cơ tim hạn chế

  • Tăng cân và sưng, phù nề ở chân, mắt cá chân, bàn chân và bụng.
  • Tĩnh mạch ở cổ nổi.
  • Khám có thể nghe được tiếng thổi tâm thu do hở van 2 – 3 lá, sờ thấy gan to.

4. Chẩn đoán bệnh cơ tim hạn chế

Ngoài dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): Hầu như luôn có điện tâm đồ bất thường. Block nhánh trái và dày nhĩ là các dấu hiệu hay gặp.
  • Chụp tim phổi: Bóng tim thường không to trừ khi có giãn rộng hai nhĩ, ứ huyết phổi thường nặng.
  • Siêu âm tim: Phát hiện được tình trạng xơ hóa nội mạc cơ tim. Đánh giá tình trạng thất, chức năng tim, van và màng tim, phát hiện hở 2 lá và các van khác, rối loạn chức năng tâm trương như bất thường như dãn, dãn nở tim của thất.
  • Xét nghiệm máu tìm một số nguyên nhân gây bệnh như: Công thức máu có bạch cầu ái toan tăng trong xơ hóa nội mạc cơ tim. Định lượng sắt huyết thanh, ferritin( sắt dự trữ) đánh giá tình trạng dư sắt, bilan miễn dịch (xơ cứng bì).

Xét Nghiệm Máu Để Tìm Ra Nguyên Nhân Gây BệnhXét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra ở một số bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị có thể dùng một số các kỹ thuật để chẩn đoán như:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MRI): Cho hình ảnh giúp phân biệt với bệnh viêm màng ngoài tim co thắt nhờ dấu hiệu dày màng ngoài tim.
  • Thông tim: Chỉ định trong các trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với viêm co thắt màng ngoài tim và cũng phục vụ cho mục đích sinh thiết cơ tim để chẩn đoán nguyên nhân bệnh cơ tim hạn chế.
  • Sinh thiết nội mạc cơ tim: Cho phép chẩn đoán xác định và có thể hướng đến chẩn đoán nguyên nhân.

5. Điều trị bệnh cơ tim hạn chế

5.1. Mục tiêu điều trị bệnh cơ tim hạn chế

Đối với điều trị bệnh cơ tim hạn chế, người ta nhắm đến 3 mục tiêu bao gồm:

  • Điều trị suy chức năng tâm trương thất trái.
  • Điều trị biến chứng ở tim.
  • Điều trị nguyên nhân.

Điều trị suy chức năng tâm trương thất trái

Trong trường hợp này, bệnh nhân được điều trị suy chức năng tâm trương thất trái bằng thuốc lợi tiểu, tuy nhiên thuốc này có thể làm giảm áp lực đổ đầy máu ở tim nên cần phải theo dõi sát quá trình sử dụng thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân bệnh cơ tim hạn chế không được chỉ định sử dụng những thuốc tăng cường co bóp cơ tim.

Điều trị biến chứng

Những biến chứng loạn nhịp trong bệnh cơ tim hạn chế bao gồm: Rung nhĩ, nhịp chậm, rối loạn nhịp thất. Ngoài ra còn có biến chứng tắc mạch máu, được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng đông trong toàn bộ đời sống.

Biến Chứng Rối Loạn Nhịp ThấtBiến chứng rối loạn nhịp thất

Điều trị nguyên nhân

Việc điều trị nguyên nhân được xem là quan trọng nhất trong điều trị bệnh cơ tim hạn chế là bệnh lý nằm trong bệnh cơ tim phì đại, có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa có thể là cắt bỏ phần gây xơ hẹp mạch máu, thay van nhĩ nhất, ghép tim.

5.2. Điều trị bệnh cơ tim hạn chế

Điều trị nội khoa

  • Thuốc lợi tiểu được dùng trên bệnh nhân bệnh cơ tim hạn chế để giảm triệu chứng của hiện tượng ứ trệ tuần hoàn ngoại vi và tuần hoàn phổi như ứ dịch tuần hoàn, phù nề, cần chú ý về việc dùng thuốc lợi tiểu vì nó có thể làm tăng áp lực đổ đầy tâm thất khiến bệnh trở nặng hơn ban đầu.
  • Thuốc kháng đông được sử dụng để đề phòng biến chứng thuyên tắc mạch.
  • Thuốc chống loạn nhịp tim để giảm biến chứng rối loạn nhịp.
  • Thuốc ức chế men chuyển để giảm huyết áp cấp tính nhưng vẫn không làm tăng cung lượng tim nên không được chỉ định loại thuốc này.

Điều trị ngoại khoa

Có Nhiều Phương Pháp Điều Trị Ngoại Khoa Khác NhauCó nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa khác nhau

Những can thiệp hay phẫu thuật có thể được áp dụng trên bệnh nhân bệnh cơ tim hạn chế như sau:

  • Cấy máy tạo nhịp tim nhằm mục đích điều hòa nhịp tim.
  • Cấy máy khử rung tim để ổn định nhịp tim, ngăn chặn biến chứng rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung thất.
  • Sử dụng những thiết bị hỗ trợ tâm thất nhằm tạo áp lực đẩy máu ra khỏi tâm thất.
  • Phẫu thuật van tim bằng cách sửa van tim hoặc thay van tim để giúp máu có thể lưu thông tốt hơn giữa những buồng tim.
  • Ghép tim: Đây là phương pháp thay tim mới được sử dụng cho những trẻ đã có biến chứng hoặc có tăng áp phổi. Hiệu quả của phương pháp ghép tim phụ thuộc vào mức độ tăng áp phổi và mức độ các biến chứng của bệnh nhân sau khi ghép tim.

6. Kiểm soát triệu chứng bệnh cơ tim hạn chế

Để có thể quản lý được những triệu chứng của bệnh cơ tim, những bệnh nhân cần phải thay đổi lối sống theo những hướng sau:

  • Kiểm tra cân nặng hằng ngày vì nếu có tình trạng suy tim thì việc tăng cân sẽ diễn ra trên bệnh nhân do hiện tượng trữ nước trong cơ thể.
  • Hạn chế uống quá nhiều nước để giảm lượng dịch dư thừa trong cơ thể và giảm hiện tượng phù nề cũng như giảm gánh nặng cho tim. Theo chỉ dẫn thì mỗi ngày không nên uống nhiều hơn 1.5l nước để tránh tích nước.
  • Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh luyện tập quá sức sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tim.
  • Có một khẩu phần ăn hợp lý, lựa chọn những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, sữa chua lên men từ sữa ít chất béo, thịt nạc, cá… Không ăn thức ăn quá nhiều muối và đường.
  • Không sử dụng thuốc lá, không uống rượu bia và những chất kích thích có hại cho cơ thể.
  • Kiểm soát tình trạng stress, căng thẳng của cơ thể và ngủ đủ giấc.

Không Sử Dụng Các Chất Kích ThíchKhông sử dụng các chất kích thích

Bệnh cơ tim có nhiều nguyên nhân phức tạp nên việc điều trị bệnh cơ tim hạn chế gặp rất nhiều hạn chế. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh cơ tim hạn chế, cần giảm thiểu những yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như duy trì một lối sống lành mạnh.

Để điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch ở trẻ em và cả người lớn, cần dựa theo nguyên nhân gây bệnh mà có hướng chữa trị riêng biệt. Chẩn đoán sớm và tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ trị bệnh giữ vai trò rất quan trọng, giúp hạn chế sự nguy hiểm của viêm cơ tim cấp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi tuyệt đối và được các nhân viên y tế chăm sóc tích cực để giảm thiểu tối đa tai biến trong thời kỳ bệnh tiến triển.

Xem thêm: Hội chứng giảm sản tim trái là gì? Có điều trị được không?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x