Bệnh bỏng nước ở trẻ em và 5 nguyên nhân gây ra bỏng nước

Bỏng nước ở trẻ em là tình trạng trên da nổi những mụn hay bóng nước với nhiều kích thước khác nhau và có thể lan ra ở nhiều vùng da. Song nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị kịp thời các bóng nước này có thể lan rộng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Để hiểu thế nào là bệnh bỏng nước ở trẻ em và 5 nguyên nhân gây ra bỏng nước, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Xem thêm: 8 nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ em

Tìm Hiểu Bệnh Bỏng Nước Ở Trẻ Em Và 5 Nguyên Nhân Gây Ra Bỏng Nước
Tìm Hiểu Bệnh Bỏng Nước Ở Trẻ Em Và 5 Nguyên Nhân Gây Ra Bỏng Nước 

Bệnh bỏng nước có nguy hiểm không?

Khi bị bệnh bỏng nước, biểu hiện rõ nhất ở trẻ là các vùng da nổi lên những mụn nước, bóng nước có thể sẽ gây ngứa hoặc đau rát. Các mụn nước hoặc bóng nước này có thể nổi lên ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như lưng, mông, tay, chân, mặt,…

Đôi khi bỏng nước còn đi kèm theo nhiều triệu chứng khác ở trẻ như sốt nhẹ hoặc sốt cao, cáu gắt, quấy khóc, biếng ăn,…

Không thể nhận định chính xác bệnh lý này có nguy hiểm hay không. Lý do là bỏng nước có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách tốt nhất là cha mẹ nên xác định đúng nguyên nhân bỏng nước ở bé rồi mới đưa ra phương án giải quyết.

5 nguyên nhân gây ra bỏng nước ở trẻ em

  1. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng hiện nay cũng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em do virus gây ra. Khi mắc bệnh tay chân miệng cũng sẽ kéo theo tình trạng bỏng nước, nổi nhiều mụn nước phía trong miệng lòng bàn tay và bàn chân.

Nếu trẻ bị bỏng nước do bệnh tay chân miệng, cha mẹ chú ý không được để các bọng nước bị vỡ ra lây lan qua các vùng da khác và lâu khỏi. Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, giảm sốt, giảm đau đúng cách, căn bệnh này có thể tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần.

Trẻ Mắc Bệnh Tay Chân Miệng Thường Xuất Hiện Bỏng Nước Ở Miệng, Bàn Tay, Bàn Chân
Trẻ Mắc Bệnh Tay Chân Miệng Thường Xuất Hiện Bỏng Nước Ở Miệng, Bàn Tay, Bàn Chân
  1. Trẻ mắc bệnh thủy đậu

Bệnh bỏng nước ở trẻ em cũng có thể xuất phát từ bệnh thủy đậu hay còn gọi là phỏng rạ. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm, dễ lây từ người này sang người khác.

Khi bị thủy đậu trẻ cũng sẽ nổi mụn nước khắp toàn thân, sau đó các mụn sẽ bong tróc ra. Để không gây ra sẹo cha mẹ nên dùng thuốc xanh Methylen để thoa lên các vùng có mụn nước, không để trẻ gãi tránh nhiễm trùng.

  1. Trẻ mắc bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh là dạng bệnh tái phát từ thủy đậu do virus ẩn trong các tế bào thần kinh chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.

Khi mắc bệnh này, dấu hiệu ban đầu ở trẻ là phát ban đỏ, sau đó chuyển dần thành dạng bỏng nước xuất hiện thành dải dài 1 bên cơ thể.

Bỏng nước của zona thần kinh cần được sử dụng thuốc bôi để giảm ngứa và sát khuẩn theo chỉ định từ bác sĩ khám và điều trị.

Giống như thủy đậu, zona thần kinh hiện nay cũng đã có vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

Zona Thần Kinh Ở Trẻ Xuất Hiện Bỏng Nước Theo Từng Dải Dài
Zona Thần Kinh Ở Trẻ Xuất Hiện Bỏng Nước Theo Từng Dải Dài
  1. Trẻ bị viêm da

Bỏng nước do viêm da cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp ở trẻ em.

Thực tế, cấu trúc da của trẻ còn rất non yếu nên rất dễ bị viêm do nhiều yếu tố tác động như hóa chất, thời tiết, lông thú cưng,… Đôi khi tình trạng viêm da nổi bỏng nước còn do cơ địa của trẻ.

Trường hợp này cha mẹ có thể dùng kem sức da có chỉ định của bác sĩ để làm dịu đi các mụn nước trên da trẻ.

  1. Trẻ bị côn trùng cắn

Một số loại côn trùng cắn cũng gây ra bệnh bỏng nước ở trẻ em. Tuy nhiên đây đa phần không phải tình trạng quá nguy hiểm. Chỉ cần sử dụng thuốc bôi thông thường để giảm ngứa, sưng và sát khuẩn vết cắn là có thể tự khỏi và biến mất trong vài ngày.

Ngoài ra, cháy nắng, bỏng lạnh, bệnh chốc lở cũng có thể gây ra tình trạng nổi bọng nước ở trẻ.

Cách điều trị bệnh bỏng nước ở trẻ em

Có nhiều cách hỗ trợ điều trị bỏng nước ở trẻ mà cha mẹ nên biết:

  • Không để trẻ gãi lên các vết bỏng nước tránh tình trạng lây lan hoặc để lại sẹo
  • Có thể sức các loại thuốc kháng viêm, sát khuẩn nhưng phải có chỉ định từ bác sĩ
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các vùng da có bóng nước để tránh nhiễm trùng
  • Trường hợp bỏng nước lan ra bất thường kèm theo nhiều triệu chứng khác, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám
  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, đồ chật có thể làm mụn nước bị vỡ ra khiến trẻ khó chịu
  • Không tự ý sử dụng thuốc hay kháng sinh cho trẻ khi chưa được chẩn đoán và kiểm tra bệnh chính xác từ bác sĩ
Bỏng Nước Do Nhiều Nguyên Nhân Nên Cần Đến Chẩn Đoán Chính Xác Từ Bác Sĩ
Bỏng Nước Do Nhiều Nguyên Nhân Nên Cần Đến Chẩn Đoán Chính Xác Từ Bác Sĩ

Nói tóm lại, bệnh bỏng nước ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nghiêm trọng và không quá nghiêm trọng. Song cha mẹ cũng không nên lơ là và chủ quan với bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở trẻ.

Những kinh nghiệm trên bài viết về bệnh bỏng nước chắc chắn sẽ giúp các bậc phụ huynh học thêm được cách bảo vệ và chăm sóc con đúng cách hơn. Chúc bạn may mắn!

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x