4 cấp độ của bệnh tay chân miệng

Bệnh lây qua đường tiêu hóa, nhưng siêu vi trùng có trong dịch tiết từ đường hô hấp cũng có thể là con đường lây lan. Về lâm sàng, bệnh tay chân miệng được chia ra làm 4 giai đoạn phát triển.

1. Phân loại tay chân miệng ở trẻ em theo mức độ nặng của bệnh

Độ 1Bệnh tay chân miệng trẻ em chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da. Bệnh tay chân miệng thể nhẹ.

Bệnh Tay Chân MiệngBệnh tay chân miệng được phân loại theo 4 cấp độ

Độ 2Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ:

Độ 2a : Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Độ 2b: Trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2:

  • Nhóm 1: trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo 1 dấu hiệu sau:
    • Ngủ gà.
    • Nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt).
    • Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Nhóm 2: trẻ có một trong các biểu hiện sau:
    • Triệu chứng thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
    • Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.
    • Yếu chi (tay, chân) hoặc liệt chi.
    • Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói…

Độ 3Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng

  • Mạch nhanh: > 170 lần/phút (khi khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp bệnh tay chân miệng trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu rất nặng).
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
  • Huyết áp tăng.
  • Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
  • Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
  • Tăng trương lực cơ.

Độ 4: bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc

  • Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…)
  • Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%.
  • Ngưng thở, thở nấc.

2. 4 giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng

2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng thường kéo dài từ 3 – 7 ngày sau khi trẻ bị lây nhiễm virus tác nhân từ nước bọt, phỏng nước trên da và phân của người mắc bệnh.

Nước BọtTrẻ bị lây nhiễm virus có thể từ nước bọt

Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em, đặc biệt là trong các đợt bùng phát dịch. Trẻ rất dễ tiếp xúc với dịch tiết bóng nước, chất tiết đường tiêu hóa, chất tiết mũi miệng khi ho hắt hơi của bạn bè mắc bệnh tương tự trong môi trường nhà trẻ mẫu giáo hoặc các khu vui chơi công cộng.

Xung quanh vấn đề bệnh tay chân miệng có lây không, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh tay chân miệng cũng có thể lây lan gián tiếp qua bàn tay tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus, từ người nuôi giữ trẻ không giữ vệ sinh đúng chuẩn, từ môi trường kém chất lượng, đồ chơi bị nhiễm bẩn, thực phẩm chưa được nấu chín đun sôi kỹ càng…

2.2. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn lúc mới khởi bệnh sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng tay chân miệng tương tự như bệnh cúm, cụ thể:

  • Sốt nhẹ hoặc cao.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Đau họng.
  • Biếng ăn, có thể kèm ói.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

Trẻ Bị SốtTrẻ bị sốt nhẹ hoặc cao

Trên thực tế, nhiều phụ huynh không biết trẻ bệnh tay chân miệng sốt bao nhiêu ngày, điều này vô cùng nguy hiểm, dẫn tới chủ quan và không xử trí kịp thời nếu như có biến chứng xảy ra.

Ở giai đoạn khởi phát bệnh tay chân miệng, trẻ có thể sốt nhẹ và vừa trong giai đoạn khởi phát cũng như toàn phát. Tuy nhiên nếu sốt cao liên tục trên 39 độ C và kéo dài từ 3 ngày trở lên, đặc biệt ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, thì đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ biến chứng viêm não.

2.3. Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 – 10 ngày, bệnh nhi sẽ đối mặt với các triệu chứng điển hình ở tay – chân – miệng, bao gồm:

  • Loét miệng

Loét MiệngỞ giai đoạn toàn phát, xuất hiện triệu chứng loét miệng

Tổn thương niêm mạc dưới dạng bóng nước ở miệng, lợi và lưỡi. Vết loét phỏng nước có đường kính nhỏ từ 2 – 3 mm và diễn tiến nhanh, sau khi vỡ khiến trẻ bị đau miệng, bỏ ăn hoặc bú, cũng như tăng tiết nước bọt.

  • Phát ban dạng phỏng nước

Ban đầu chỉ là những hồng ban thông thường, có kích thước rất nhỏ (chỉ khoảng 1 – 2 mm) nên dễ bỏ sót nếu không chú ý kĩ, ngay cả đối với người thầy thuốc lẫn phụ huynh. Sau đó dần trở thành bóng nước với đường kính từ 2 – 10mm hình bầu dục.

Các nốt phát ban dạng bỏng nước chủ yếu xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trẻ nhũ nhi có thể nổi bóng nước ở vùng mông (quấn tã) và đầu gối trên nền hồng ban. Bóng nước có thể lồi hoặc ẩn dưới da, ấn vào thường không đau và có dịch trong.

Nốt Phát BanCác nốt phát ban dạng bỏng nước

Nếu dịch chuyển sang màu vẩn đục thì đây là dấu hiệu của bội nhiễm, song trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra. Phát ban dạng phỏng nước sẽ tồn tại dưới 7 ngày, sau đó có nguy cơ để lại vết sẹo thâm hoặc biến mất hoàn toàn nếu được điều trị tay chân miệng đúng cách.

  • Các dấu hiệu khác

Trẻ có thể bị sốt nhẹ và nôn. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều thì nguy cơ dẫn đến biến chứng là khá cao. Trong đó, biến chứng về thần kinh, tim mạch, hay hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 phát bệnh.

2.4. Giai đoạn lui bệnh

Sau thời kỳ toàn phát nếu trẻ hồi phục hoàn toàn mà không gặp bất cứ biến chứng nào thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh. Thời kỳ cuối này thường là từ 3 – 5 ngày sau phát bệnh hoặc 7 ngày tính từ lúc khởi bệnh.

Thực tế không phải bệnh nhân nào mắc tay chân miệng cũng trải qua những diễn tiến giống nhau. Bốn giai đoạn phát triển bệnh điển hình như trên thuộc thể cấp tính. Ngoài ra còn có hai thể lâm sàng khác là:

  • Thể tối cấp: Bệnh tiến triển rất nhanh và xuất hiện các biến chứng nặng như suy tuần hoàn – hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong chỉ trong vòng 24 – 48 giờ.

Suy Tuần Hoàn - Hô HấpỞ thể tối cấp, bệnh tiến triển rất nhanh và xuất hiện các biến chứng nặng như suy tuần hoàn – hô hấp

  • Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng, hay một triệu chứng thần kinh/tim mạch/hô hấp mà không xuất hiện cả phát ban lẫn loét miệng.

Biến chứng bnh tay chân miệng rất nguy hiểm và thậm chí là dẫn đến tử vong. Do đó ngoài việc chủ động phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh, phụ huynh cũng cần nắm được các dấu hiệu sớm của biến chứng để kịp thời phát hiện và đưa trẻ nhập viện thăm khám ngay.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng độ 1 bao lâu thì khỏi?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x