Vì sao trẻ không chịu bú bình? Cách nhận biết trẻ đủ nhu cầu dinh dưỡng

Để trẻ no bụng, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ngay cả khi mẹ không có nhà, thì trẻ cần phải học cách bú bình. Tuy nhiên không phải bé nào cũng hợp tác với việc bú bình làm bố mẹ lo lắng. Vậy nếu bé không chịu bú bình thì phải làm sao để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

1. Vì sao trẻ không chịu bú bình?

– Bé chưa thực sự đói. Có thể bình thường trẻ có thể ti mẹ mọi lúc kể cả khi không đói, vì trẻ thích cảm giác mút mát và nằm trong lòng mẹ. Nên mẹ nhầm tưởng rằng con rất nhanh đói và cho bú bình theo thời gian bú mẹ. Trẻ thường chỉ bú bình khi trẻ cảm thấy thực sự đói, nên nếu cho trẻ bú khi không đói chúng sẽ không hợp tác.

– Bé thích ti mẹ hơn. Nhiều bé không thích bú bình vì bé nhận thấy núm vú của bình cứng trong khi “ti mẹ” thì mềm mại, dễ chịu hơn.

Bé Không Chịu Bú Bình Vì Thích Ti Mẹ HơnBé không chịu bú bình vì thích ti mẹ hơn

– Thay đổi người cho ăn. Trước kia, bạn có thể là người cho bé bú bình nhưng sau khi bạn phải quay lại với công việc, một người mới sẽ đảm nhiệm việc này. Bé chưa quen với thay đổi này nên có thể phản ứng bằng cách không chịu bú bình.

– Do thay đổi thói quen đột ngột. Bé dưới 6 tháng tuổi, vừa được bú mẹ vừa được bú bình. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn quyết định cho bé bú mẹ hoàn toàn (tạm thời ngưng cho bé bú bình) thì sau một vài tháng, bé có thể từ chối quay lại việc bú bình.

– Vì bé quen “hơi sữa mẹ”. Nếu bạn cho bé bú bình, bé sẽ rúc vào ngực bạn “đòi ti” và nhất quyết không chịu bú bình.

– Đôi khi, bé từ chối bú bình là do mùi vị sữa khiến bé không thích.

– Do bé mọc răng. Đến giai đoạn mọc răng, một số bé có phản ứng “chống đối” với việc bú bình. Lúc này, bé thích cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu mút sữa.

Có Thể Là Do Bé Mọc RăngCó thể là do bé mọc răng

– Có một số bé khó tính thì có thể không chịu ti bình do không quen người lạ cho bú bình hoặc tư thế bú bình bố mẹ chọn không phù hợp với con làm con khó chịu.

Bé không chịu bú bình thì phải làm sao?

Việc bé không chịu bú bình hoặc đột nhiên bé bỏ bú bình làm cho các bậc phụ huynh rất lo lắng vì sợ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Các bậc phụ huynh băn khoăn không biết bé không chịu bú bình phải làm sao để cải thiện. Một số cách để cho bé làm quen với việc bú bình có thể áp dụng như:

  • Nên cho trẻ bú bình khi trẻ thực sự đói: Nếu ép trẻ bú bình khi trẻ không đói thì việc trẻ phản đối và không hợp tác là điều rất bình thường. Hãy để trẻ thực sự cảm thấy đòi, cần nạp năng lượng khi đó cho bú bình trẻ có thể hợp tác hơn. Nếu trẻ đã ăn dặm, không nên ép trẻ ăn nhiều thức ăn quá mỗi bữa ăn, làm như vậy bé sẽ nó và giảm bớt uống sữa.
  • Tạo môi trường thích hợp khi cho bé: Khi cho trẻ bú bình, nên để cho trẻ trong môi trường yên tĩnh, không tạo ra những yếu tố thu hút trẻ khiến trẻ mất tập trung.
  • Với những trẻ có thói quen ngậm ti giả hoặc đang trong giai đoạn mọc răng thì trước khi đến giờ bú bình vài phút có thể cho trẻ ngậm núm ti giả hoặc nhai trước đó, sau đó mới lấy núm ti giả và thay bằng bình sữa.
  • Nên bắt đầu cho trẻ học cách bú bình bằng sữa mẹ. Vì trẻ quen với việc sử dụng sữa mẹ, nên khi học cho bú bình nên vắt sữa mẹ vào bình và cho trẻ tập bú bình, trẻ quen với sữa mẹ rồi nên việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn. Sau khi trẻ quen bố mẹ có thể đổi sang sữa công thức, tuy nhiên nếu được thì tốt nhất vẫn nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ bằng cách vắt sữa, vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng tốt nhất vừa giảm chi phí nuôi con.
  • Thay đổi núm ti mềm hơn, có thể núm ti quá cứng làm trẻ không thích hoặc khó bú mỗi lần bú bình. Nếu vậy bố mẹ có thể đổi loại núm mềm mại hơn, phù hợp với con.

Chú Ý Những Thông Điệp Của Trẻ Và Thay Đổi Để Trẻ Có Thể Bú BìnhChú ý những thông điệp của trẻ và thay đổi để trẻ có thể bú bình

Trường hợp dù làm mọi cách mà trẻ vẫn không hợp tác với việc bú bình, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bạn nên:

  • Dùng thìa để đút sữa cho trẻ, mặc dù cách này khá tốn công sức nhưng cũng không quá khó thực hiện. Nên cho trẻ dùng thìa uống sữa để giúp trẻ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
  • Nếu trẻ lớn hơn, có thể cầm cốc để uống thì giúp trẻ uống bằng cốc. Tuy nhiên nên chọn những loại cốc an toàn cho bé và dễ uống không sẽ gây sặc sữa.
  • Nguồn dinh dưỡng từ sữa rất quan trọng với trẻ dưới 1 tuổi, nên cố gắng áp dụng biện pháp trên để cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa cho bé. Nhưng nếu trẻ vẫn uống được quá ít sữa thì có thể tăng thực đơn ăn dặm lên một lượng vừa đủ với đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho bé.

2. Cách nhận biết trẻ đủ nhu cầu dinh dưỡng

Bố Mẹ Cần Theo Dõi Cân Nặng Của TrẻBố mẹ cần theo dõi cân nặng của trẻ

Nếu trẻ không bú bình bố mẹ sẽ lo lắng liệu trẻ có ăn đủ nhu cầu mỗi ngày không, để nhận biết việc trẻ có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không thì cần theo dõi sự phát triển của bé và các dấu hiệu khác:

  • Bé chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt tiêu chuẩn theo tháng tuổi, nếu nhận thấy sau khoảng 2 tuần trẻ học bú bình nhưng không tăng đạt tiêu chuẩn tức là việc cung cấp dinh dưỡng chưa đủ.
  • Bé tiểu ít trong ngày, lượng nước đưa vào cơ thể trẻ lúc này chủ yếu dựa vào việc sử dụng sữa. Nhưng nếu trẻ bú không đủ thì lượng nước tiểu cũng giảm, nước tiểu không trong, mà có màu vàng.

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình. Hãy cho trẻ thời gian để tập bú bình, tuy nhiên không nên cho bé tập sớm trước 2 tháng tuổi vì sẽ làm bé nhầm lẫn giữa ty mẹ và ty bình một số bé có thể bỏ bú mẹ. Dù cảm nhận trẻ bú ít nhưng nếu vẫn lên cân đều đặn thì chứng tỏ trẻ bú đủ không cần lo lắng.

Nếu bé không lên cân hoặc chậm lên cân dù làm mọi cách nên cho bé đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám cho bé.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà các ông bố, bà mẹ cần biết!

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x