Trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi

Ho nhiều ngày không khỏi ở trẻ em xảy ra trong nhiều ngày thì đây có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường hô hấp. Ho kéo dài ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ, làm trẻ ngủ không yên, thức giấc về đêm, ăn không ngon, stress, cảm thấy lo lắng, buồn rầu, học tập giảm sút…

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi

Nhiều trẻ em bị ho nhiều ngày không khỏi, kéo dài hơn 1 tháng, đã áp dụng cả phương pháp dân gian và dùng thuốc nhưng vẫn không khỏi. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1.1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho nhiều ngày không khỏi ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ. Trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 – 7 ngày.

Ngoài triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác như sốtchảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,…

Nhiễm Trùng Đường Hô HấpTình trạng ho nhiều ngày không khỏi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân

1.2. Hen phế quản

Hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em là bệnh lý co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào phổi, gây triệu chứng thở rít tái phát. Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho nhiều ngày không khỏi khi bị hen phế quản.

Phấn hoa, lông thú, khí thải, khói thuốc và một số thực phẩm nhất định,… có thể gây hen phế quản ở trẻ. Trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít. Thường các bé sẽ bị viêm tiểu phế quản trên 3 lần trước 2 tuổi.

1.3. Chảy dịch mũi sau

Khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức có thể gây chảy dịch mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể, gây ho nhiều ngày không khỏi ở trẻ em.

Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.

1.4. Trào ngược dạ dày – thực quản

Ợ nóng (hoặc trào ngược dạ dày – thực quản) là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm.

Bệnh có thể trở nặng khi trẻ nằm xuống vào buổi tối. Trẻ thường bị trào ngược sau ăn khoảng 30 – 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.

Trào Ngược Dạ Dày - Thực QuảnTrào ngược dạ dày – thực quản cũng là nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều ngày không khỏi

1.5. Ho gà

Ho gà là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tới người lớn.

Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5 – 10 ngày. Biểu hiện điển hình của bệnh là trẻ xuất hiện cơn ho từ 15 – 20 ngày, cơn ho kéo dài, đi kèm sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim,… Ở trẻ nhũ nhi (1 – 12 tháng tuổi), bệnh thường diễn biến nặng vì trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin.

1.6. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em. Các triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở và ho kéo dài. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ dễ mắc viêm phổi khi bị lây nhiễm ở các khu vui chơi, trường học,…

1.7. Dị vật đường thở

Khi bị mắc dị vật trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,… Trong trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, trẻ sẽ bị ho kéo dài và viêm phổi tái phát.

Dị Vật Đường ThDị vật đường thở: mối to lớn từ những vật nhỏ

1.8. Một số nguyên nhân khác

  • Lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi, khiến niêm mạc mũi bị sưng nề, bị kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng và gây ho kéo dài ở trẻ em.
  • Không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt làm kích thích sự phát triển của mạt nhà, nấm,… gây ho khan kéo dài.

2. Cách phòng ngừa và điều trị cho trẻ mà phụ huynh cần biết

Để ngăn ngừa tối đa các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì các bậc phụ huynh tối thiểu phải làm được những điều sau:

  • Tuyệt đối tuân thủ các chương trình tiêm chủng quốc gia để có thể tránh được các mối hậu họa tiềm ẩn.
  • Luôn luôn nâng cao chất lượng thực phẩm cho bé, tuy nhiên không được quá nhiều cũng không được quá thiếu chất, đặc biệt chú ý đến những thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi,…
  • Bố mẹ và bé nên cùng nhau chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao. Khi có sức khỏe tốt thì các dịch bệnh, virus cũng khó có khả năng xâm nhập dễ dàng vào cơ thể bé.
  • Phụ huynh hãy cùng các con học cách rửa tay đúng cách và thường xuyên.
  • Khẩu trang và kính chắn bụi cũng sẽ là lá chắn an toàn cho bé khi bé tiếp xúc với môi trường xung quanh.

CamBổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi,…

Chăm sóc trẻ khi trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi:

  • Chắc chắn việc đầu tiên các bố mẹ không thể không nhờ đến sự trợ giúp từ các bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bé chính xác nhất. Ngoài ra, phụ huynh cũng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không làm thừa, làm thiếu.
  • Trong quá trình điều trị bệnh tình cho bé các bậc phụ huynh cũng phải luôn cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, tránh kiêng cữ quá khiến trẻ thiếu chất.
  • Giúp trẻ vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng các dung dịch y tế hay nước muối sinh lý cũng sẽ giảm bớt sự khó chịu của bệnh gây ra.
  • Theo dõi tình hình bệnh của bé và báo cho bác sĩ, không được bỏ lỡ bất kỳ buổi hẹn tái khám nào với bác sĩ.

Một điều đáng lưu ý nữa là các bạn nên chọn cho mình một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp để có thể xác định chính xác nhất tình trạng sức khỏe của các con.

3. Khi nào cần cho trẻ bị ho nhiều ngày đi khám?

3.1. Những trường hợp cần đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức

Sau đây là một số triệu chứng nguy hiểm cảnh báo phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

  • Trẻ bỏ bú, bú ít hoặc không bú được, không uống được sữa.
  • Bé ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ bị khó thở: thở nhanh hơn bình thường, thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi trẻ hít vào thay vì nở ra như bình thường).
  • Trẻ thở có tiếng rít.
  • Bé bị ho ra máu.
  • Cơn ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (do dị vật đường thở).
  • Ho kèm sốt cao.
  • Ho khạc ra đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi khó chịu.

Sốt CaoTrẻ ho nhiều ngày không khỏi kèm theo sốt cao thì cần được thăm khám ngay

3.2. Những trường hợp nên đưa bé đi khám sớm

Khi bị ho nhiều ngày không khỏi, nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cũng nên sắp xếp thời gian đưa bé đi khám:

  • Trẻ ho nhiều, không giảm sau 7 ngày chăm sóc.
  • Cơn ho của trẻ kéo dài trên 10 – 14 ngày.
  • Trẻ bị ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều (có thể là dấu hiệu bệnh lao).
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho nhiều.
  • Ho có đờm kéo dài.
  • Thở khò khè (hen suyễn).
  • Trẻ khó ăn, khó bú, khó nuốt,…

Khi trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi, phụ huynh nên đưa bé đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe mà bé đang gặp phải và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.

Xem thêm: Khản tiếng ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân gì?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x