Tràn dịch khớp gối là gì? Làm thế nào để nhận biết tràn dịch khớp gối?

Dịch trong ổ khớp là thành phần đặc biệt có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cũng như nuôi dưỡng các sụn trong khớp. Tuy nhiên, đôi lúc lượng dịch trong khớp gia tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối gây hạn chế vận động hay thậm chí phá hủy khớp. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm hiện tượng tràn dịch rất cần thiết để điều trị sớm và phòng ngừa các biến chứng.

1. Tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là hiện tượng khớp gối bị viêm dẫn tới tràn dịch. Dịch trong khớp tăng lên quá mức gây ra tình trạng tràn dịch bất thường, hạn chế vận động của khớp gối.

Tràn Dịch Khớp Gối Gây Hạn Chế Vận Động Hay Thậm Chí Phá Hủy KhớpTràn dịch khớp gối gây hạn chế vận động hay thậm chí phá hủy khớp

Khi tình trạng nhẹ, bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối chỉ khó vận động khớp. Tuy nhiên, nếu không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như xơ khớp, thoái hóa khớp rất khó chữa.

Khớp gối đóng vai trò vô cùng quan trọng trên cơ thể, đặc biệt chịu áp lực rất lớn bởi phải gánh vác toàn bộ cơ thể. Bởi vậy, nếu viêm khớp gối tràn dịch có thể gây ra các tổn thương lan rộng đến khớp xương khác và làm giảm sức khỏe người bệnh.

Tràn dịch khớp gối gây ra những cơn đau nhức kéo dài, vùng khớp bị nóng và sưng đỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nhất là việc vận động, đi lại. Việc điều trị bệnh cần được tiến hành các sớm càng tốt. Tùy vào từng giai đoạn và cơ địa mỗi người sẽ có các pháp đồ điều trị phù hợp.

Xem thêm: Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

2. Nguyên nhân của tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch nhiều lên bất thường và thay đổi tính chất làm cho khớp bị sưng, đau nhức, đi lại khó khăn, khó vận động. Đây không phải là bệnh khó chữa nhưng nếu không được điều trị kịp thời vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tràn dịch khớp gối xoay quanh hai tác nhân chính là vật lý và bệnh lý. Một số nguyên nhân người bệnh có thể nhận biết được nhưng cũng có trường hợp phải nhờ đến bác sĩ. Cùng theo dõi 5 nguyên nhân chính được liệt kê dưới đây.

2.1. Do chấn thương

Tràn dịch khớp gối do chấn thương như: gãy xương, sụn chêm khớp gối bị rách, dây chằng khớp gối bị đứt, tổn thương sụn khớp do khớp bị quá tải là nguyên nhân phổ biến nhất.

Chấn Thương Là Nguyên Nhân Phổ Biến NhấtChấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất

Các chấn thương này người bệnh có thể gặp phải trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, tai nạn giao thông hoặc chơi thể thao ở cường độ cao. Do tác động đột ngột, lượng dịch tiết ra nhiều dẫn đến phù nề ở các khớp kéo theo hậu quả tràn dịch khớp gối.

2.2. Hoạt động quá mức

Một số hoạt động như chơi thể thao quá mức hoặc thường xuyên làm việc nặng, bê vác cũng được bác sĩ chỉ ra là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối.

Tập Luyện Quá Mức Cũng Là Nguyên Nhân Gây Tràn Dịch Khớp GốiTập luyện quá mức cũng là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Bởi các hoạt động này sẽ tác động một lực vào đầu gối, khiến cho các bao dịch hoạt bị ảnh hưởng là điều kiện dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối bất cứ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi.

2.3. Do nhiễm khuẩn

Nhiễm Trùng Khớp Gối Sau Chấn ThươngNhiễm trùng khớp gối sau chấn thương

Nhiễm khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối. Trường hợp người bệnh nhiễm phải một số virut, vi khuẩn như: vảy nến, vi khuẩn lao hoặc bị viêm nhiễm sau chấn thương mà không được chăm sóc tốt, sẽ khiến cho các khớp bị tổn thương.

2.4. Tràn dịch khớp gối do béo phì

Béo Phì Cũng Là Tác Nhân Gây Nên Tràn Dịch Khớp GốiBéo phì cũng là tác nhân gây nên tràn dịch khớp gối

Trọng lượng cơ thể quá nặng cũng là một trong những nguyên nhân tràn dịch khớp gối. Khi đó, trọng lượng cơ thể đè nén vào khớp sụn ở gối quá mức, khiến cho khớp gối luôn phải chịu một áp lực làm cho bao hoạt dịch tăng lên và gây ra hiện tượng dịch trong khớp gối bị tràn ra.

2.5. Do các bệnh lý khớp gối

Các Bệnh Lý Khớp GốiCác bệnh lý khớp gối

Các bệnh lý về xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên để xác định được bệnh nào gây ra thì mọi người cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa. Những căn bệnh điển hình được bác sĩ chỉ ra có khả năng cao gây ra tràn dịch khớp gối đó là viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, gút, viêm bao dịch hoạt, u khớp…

3. Nhận biết tràn dịch khớp gối

Dấu hiệu cơ bản nhất để phát hiện tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối nổi mẩn đỏ kèm sưng và phù nề, khi so sánh 2 bên khớp gối có thể nhận ra sự lớn hơn bất thường của bên tràn dịch do bao khớp dày lên. Bệnh nhân thường sẽ có cảm giác nặng nề bên khớp tổn thương và rất hạn chế vận động khi đi lại hoặc khó gấp duỗi.

Viêm khớp gối tràn dịch rất dễ nhận biết thông qua mắt thường. Những dấu hiệu bao gồm:

Đau nhức: các cơn đau âm ỉ, lan ra cẳng chân và đùi. Cơn đau thường kéo dài vài chục phút rồi dừng lại. Cơn đau không giảm ngay cả khi đã đổi tư thế.

Đau Là Triệu Chứng Thường Gặp Đầu TiênĐau là triệu chứng thường gặp đầu tiên

Mất cân bằng khớp gối: Bệnh lý thường mắc phải ở một bên gối, vì vậy khi đặt 2 gối sát nhau người bệnh sẽ nhận thấy bên đau nhức do tràn dịch sẽ có kích thước to hơn bên còn lại.

Khớp gối mẩn đỏ: Nội tiết bị rối loạn do dịch khớp gối tăng quá mức ảnh hưởng đến cấu trúc bên ngoài ra.

Sưng khớp khối: Dịch sản sinh nhiều, khớp sẽ phù nề và sưng phồng kèm theo cảm giác nóng đỏ.

Triệu chứng khác: Tùy vào cơ thể, tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người mà có thể gặp các biểu hiện như dị cảm, tê bì chân, mất cảm giác chân, cứng khớp,…

Theo thời gian nếu không được can thiệp thì các cơ xung quanh sẽ yếu dần khiến khớp ngày càng không vững cùng với cơn đau dai dẳng.Những biểu hiện kể trên có thể được phát hiện từ bản thân người bệnh, tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng tràn dịch khớp gối thì một số xét nghiệm có thể hỗ trợ đắc lực như:

  • Công thức máu: Chủ yếu để xác định tình trạng viêm nhiễm hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Chụp X-quang: Phát hiện các vấn đề như gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý u xương.

Chụp X - Quang Khớp Gối Chụp X – quang khớp gối 

  • Chụp MRI: Dùng để phát hiện kỹ hơn bất thường về xương và cả phần khớp như gân, dây chằng và các sụn.
  • Chọc hút dịch khớp: Việc hút dịch khớp này sẽ giúp xác định bản chất của dịch trong khớp, từ đó chẩn đoán được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh.
Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x