Tổng quan về u tim và phương pháp điều trị
Nội dung tóm tắt
Các khối u nguyên phát ở tim khá hiếm gặp, tỉ lệ gặp dưới 0,1%.Trong số các u nguyên phát tại tim thì 80% là u lành tính, và trong số các u lành tính thì u nhầy là thể thường gặp nhất chiếm trên 50%. Ở các u ác tính, tỉ lệ u tim do di căn nhiều gấp 20 lần ung thư nguyên phát tại tim.
1. Bệnh u tim là gì?
Khối u tim mọc bất thường ở các van tim hoặc tim. Có rất nhiều loại u tim nhưng nói chung, các khối u tim thường hiếm gặp.
Khối u tim có thể mọc bất kỳ chỗ nào của tim
Các khối u có thể là ung thư (ác tính) hoặc không phải ung thư (lành tính). Những khối u bắt đầu xuất hiện ở trung tâm và ở lại đó được gọi là khối u nguyên phát. Những khối u xuất hiện ở một bộ phận khác của cơ thể và di chuyển đến tim (di căn) được gọi là khối u thứ cấp.
Các u tim lành tính gồm có: myxoma (u nhầy), papillary fibroelastoma, Rabdomyoma, Fibroma (u xơ), lipoma (u mỡ), u nút nhĩ thất.
Các u tim ác tính gồm: angiosarcoma, osteosarcoma, leiomyosarcoma, rhabdomyosarcoma, lymphoma, pericardial mesothelioma.
Hầu hết các khối u tim là lành tính nhưng vẫn có thể gây ra vấn đề tùy theo kích thước và vị trí của chúng. Đôi khi, những mảnh nhỏ của khối u rơi vào máu và được vận chuyển tới các mạch máu xa, từ đó được dẫn tới các cơ quan quan trọng.
2. Nguyên nhân gây bệnh u tim
Nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các khối u tim lành tính cũng như khối u tim ác tính (nguyên phát tại tim) khá phức tạp và còn chưa được nghiên cứu nhiều vì tỉ lệ gặp khá thấp.
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây u tim
Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có khối u tim đều có người thân từng mắc bệnh này. Đôi khi, các khối u có thể là một phần của một tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng NAME (u niêm mạc tâm nhĩ, u sợi thần kinh dạng niêm, tàn nhang, rối loạn sắc tố da), hội chứng LAMB (nốt ruồi son, u nhầy nhĩ trái, u niêm mạc và da lành tính, vết bớt màu xanh) hay hội chứng Carney.
Thông thường, các khối u xuất hiện nhưng không liên quan đến bất kì tình trạng sức khỏe hay bệnh sử gia đình nào mà chỉ là kết quả của sự phát triển quá mức của tế bào, bắt đầu ở tim hoặc di chuyển đến tim.
3. Triệu chứng của bệnh u tim
Triệu chứng của u tim đa dạng, từ không có triệu chứng, tình cờ phát hiện cho đến nhiều dấu hiệu phức tạp khác nhau. Các triệu chứng có thể gặp:
- Tắc mạch: có thể tắc mạch phổi, hoặc tắc mạch hệ thống.
- Triệu chứng do tắc nghẽn: khối u tim gây cản trở sự tống máu, cản trở sự hoạt động của các van tim gây ra nhiều dấu hiệu của suy tim như khó thở, khó thở khi gắng sức, phù, gan to…
Người bệnh có cảm giác khó thở
- Khối u ác tính xâm lấn cơ tim, gây ra giảm chức năng thất trái, các rối loạn nhịp, block nhĩ thất, tràn dịch màng ngoài tim (có thể gây ép tim cấp hoặc không).
- Một số loại u có thể gây đột tử.
4. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị u tim
4.1. Chẩn đoán
- Siêu âm doppler tim: là phương tiện dễ dàng để phát hiện các bất thường cấu trúc tim. U nhầy có thể được chẩn đoán được bằng siêu âm tim dựa trên các đặc điểm của nó. Các loại u khác thường khó xác định hơn. Ngoài ra trên siêu âm còn có thể đánh giá được sự tắc nghẽn, ảnh hưởng của khối u lên các cấu trúc khác.
- Chụp cộng hưởng từ tim hoặc cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang: là những phương tiện thăm dò giúp chẩn đoán được chi tiết về khối u, sự lành tính hay ác tính, sự xâm lấn của khối u vào cơ tim, có thể phân biệt được một số loại u dựa vào tính chất cụ thể.
- Chụp PET: xác định sự di căn của u.
Chụp PET trong chẩn đoán bệnh u tim
- Chụp động mạch vành: xác định nguồn cấp máu cho khối u trong một số trường hợp
- Sinh thiết khối u qua đường tĩnh mạch: vẫn còn nhiều cân nhắc trong việc sinh thiết khối u vì một số u có thể gây tắc mạch như u nhầy. Không sinh thiết khi hình ảnh trên các biện pháp chẩn đoán hình ảnh đã điển hình. Phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ nếu tiến hành sinh thiết khối u.
4.2. Biện pháp điều trị
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u thường. Tuy nhiên, việc quyết định phẫu thuật hay không là phụ thuộc vào kích thước khối u, liệu nó có gây ra các triệu chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân hay không.
Phẫu thuật điều trị khối u tim
Loại bỏ khối u đòi hỏi phẫu thuật mở tim. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bằng robot hoặc sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Trong lúc phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và các mô xung quanh để làm giảm nguy cơ các khối u sẽ hình thành trở lại. Bởi vì quy trình phẫu thuật phức tạp và đòi hỏi tim phải ngưng hoạt động nên bác sĩ sẽ sử dụng một máy tim-phổi nhân tạo để đảm nhận công việc của tim và phổi trong khi phẫu thuật.
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật thường là 4-5 ngày nằm viện, tổng thời gian phục hồi là 6 tuần. Nếu khối u được lấy ra bằng quy trình phẫu thuật robot hoặc xâm lấn tối thiểu thì thời gian bạn nằm viện có thể sẽ ngắn hơn, thời gian phục hồi hoàn toàn là khoảng 2-3 tuần.
Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần phải siêu âm tim mỗi năm để đảm bảo rằng khối u không hình thành trở lại và không có diễn tiến mới.
5. Phòng ngừa bệnh u tim
Đối với các khối u nguyên phát tại tim thì chưa có biện pháp phòng ngừa. Chủ yếu có thể giảm nguy cơ ung thư nói chung bằng cách:
- Bỏ thuốc lá.
- Giảm rượu.
- Lối sống lành mạnh.
Thực hiện lối sống lành mạnh
- Có biện pháp bảo vệ khi phải phơi nhiễm với tia xạ.
- Không sinh con khi tuổi >35.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lí có thể gây ung thư như viêm gan virus B, C, viêm loét dạ dày,…
- Tầm soát ung thư phổi, tuyến giáp, ung thư vú.