Thai giáo tháng thứ 3 cho mẹ bầu
Nội dung tóm tắt
Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Trong quá trình này, các mẹ nên áp dụng các phương pháp thai giáo tháng thứ 3 để bé yêu phát triển tốt nhất.
1. Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 3 của thai kỳ
Tháng thứ 3 – Từ tuần thứ 10 của thai kỳ, nguy cơ sảy thai đã giảm đi đáng kể. Mẹ cũng có thể nhận ra bụng mình đã nhô lên một chút. Hơn hẳn so với tháng thứ 2, điều này cho thấy sự phát triển đáng kể của thai nhi.
Ở tháng thứ 3, phôi thai đã chính thức trở thành thai nhi với những sự thay đổi đáng kể như đuôi biến mất, xương bắt đầu cứng lại, mắt lớn hơn và linh hoạt hơn, đôi tai đã hình thành.
Ở tháng thứ 3, thai nhi đã có sự phát triển đáng kể
Sự phát triển của thai nhi tuần 10
Vào tuần thứ 10, phôi thai nặng khoảng 4gr và dài 2.3 cm. Mặc dù thai đang trôi nổi trong nước nhưng hệ thống thần kinh của bào thai đang trải qua trong quá trình tăng trưởng chóng mặt, với các tế bào nhân lên với tốc độ hàng trăm ngàn lần mỗi phút. Trong khi đó, nhiều cơ quan trên cơ thể bé cũng đang phát triển nhanh chóng.
Sự phát triển của thai nhi tuần 11
Ở tuần 11, chiều dài cơ thể bé khoảng 4.1cm, trọng lượng khoảng 7gr, tay và chân dài da, đầu dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Hai bán cầu đại não của bé và các tế bào thần kinh phát triển để trở thành tế bào thần kinh của não. Ngoài ra, hệ thống thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, tim mạch, phổi và hệ tiết niệu của bé cũng đã hình thành, sẽ tiếp tục phát triển nhanh vào tuần tiếp theo.
Sự phát triển của thai nhi tuần 12
Tuần 12 bé dài 5.4cm và nặng khoảng 14gr. Đây là tuần thai cảm ứng khi cánh tay và chân bé đã được hình thành, các ngón tay, ngón chân đã được xác định. Hệ thống thần kinh cảm giác và vận động cũng bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của thai nhi tuần 13
Ở tuần này, bé dài 7.4 cm và nặng khoảng 14gr, khuôn mặt bé đã hình thành rõ rệt mắt, mũi, miệng và tai được xác định rõ ràng.
2. Những thay đổi của cơ thể mẹ
Mẹ bầu tháng thứ 3 cần chú ý những thay đổi trên cơ thể và chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp cho cơ thể. Có thể bổ sung thêm sữa bầu để ổn định sức khoẻ cho suốt thai kỳ mẹ nhé.
Tháng thứ 3 của thai kỳ, bụng mẹ đã nhô lên một chút
Tuần 10: Những dấu hiệu của triệu chứng nghén như buồn nôn, bắt đầu biến mất, tuy nhiên sự thay đổi ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, có những người vẫn phải chịu đựng ốm nghén trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu cũng đi tiểu thường xuyên hơn.
Tuần 11: Mẹ sẽ thấy hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo, do quá trình lưu lượng máu trong cơ thể, mẹ cũng có thể gặp triệu chứng chảy máu nướu do sự thay đổi nội tiết.
Tuần 12: Bụng mẹ đã phát triển khá lớn so với bình thường, trong người các mẹ cũng cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái hơn khi các triệu chứng ốm nghén thuyên giảm hẳn.
Tuần 13: Mẹ sẽ thấy núm ti của mình sẫm màu, xuất hiện các tĩnh mạch bên dưới da, tử cung có kích thước khoảng bằng quả bưởi. Tuy nhiên, thân nhiệt mẹ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.
3. Thai giáo tháng thứ 3 của thai kỳ
Thai giáo tháng thứ 3 giúp bà bầu giảm ốm nghén, tránh căng thẳng. Đồng thời, thai giáo giúp bé yêu phát triển tốt và gắn kết với mẹ hơn. Dưới đây là các hình thức thai giáo tháng thứ 3 các mẹ nên áp dụng cho bé.
3.1. Thai giáo tháng thứ 3 bằng dinh dưỡng
Trong tháng thứ 3, mẹ cần tiếp tục quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, nếu mẹ giảm buồn nôn và ăn ngon trở lại thì hãy thêm vào chế độ ăn của mình 300 calo mỗi ngày. Điều này tương đương với một bữa ăn nhẹ.
Chú ý chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
Nhiều người có quan điểm khi mang thai cần ăn gấp đôi cho cả mẹ và con. Điều này không đúng và dễ khiến mẹ ăn quá nhiều, khó tiêu, đầy bụng và tăng cân khó kiểm soát. Trong tháng này, nếu không sụt cân do ốm nghén thì mẹ có thể tăng từ 0.5 đấn 2kg tùy cơ địa và chỉ số BMI trước khi mang thai.
Nếu hiện tượng ốm nghén, buồn nôn vẫn tái diễn thì mẹ có thể ăn các món ăn nhạt như bánh mỳ, cơm, chuối hoặc uống trà gừng để làm dịu dạ dày.
Mẹ hãy tránh thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ hoặc đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia,…
3.2. Thai giáo tháng thứ 3 bằng cách vận động
Mẹ và bé đã đến tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất và vẫn cần vận động nhẹ nhàng để đảm bảo sự an toàn cao nhất. Mẹ có thể áp dụng thai giáo tháng thứ 3 bằng hai hình thức vận động nhẹ nhàng là đi bộ và tập yoga.
Đi bộ: Nếu thai nhi khỏe mạnh, mỗi ngày mẹ chỉ cần đi bộ những quãng đường ngắn khi đi làm hoặc ở nhà. Nếu thấy mình vận động quá ít thì buổi tối, khi rảnh rỗi mẹ có thể tranh thủ đi dạo chậm rãi khoảng 15 phút – 30 phút.
Tập yoga: Trong tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ có thể tập yoga bầu phù hợp với thể trạng cơ thể. mẹ có thể đến các lớp chuyên yoga bầu hoặc tự tập tại nhà theo video hoặc sách.
3.3. Thai giáo tháng thứ 3 bằng mỹ thuật
Thêu thùa cũng là một cách thai giáo bằng mỹ thuật
Thai giáo tháng thứ 3 bằng mỹ thuật là hình thức thai giáo rất hữu ích cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể thỏa sức sáng tạo cùng bé yêu. Thai giáo bằng mỹ thuật có thể thực hiện bằng nhiều cách như ngắm tranh, vẽ tranh, đan lát, thêu thùa, may vá,… Nếu có thể, mẹ hãy may cho bé những chiếc áo hoặc mũ thật xinh xắn, đồng thời tưởng tượng hình ảnh bé mặc những món đồ đó sau này.
3.4. Thai giáo tháng thứ 3 bằng cách trò chuyện
Trò chuyện là một trong những cách thai giáo hiệu quả nhất. Mỗi ngày, ba mẹ dành ra khoảng 10 phút để trò chuyện với bé yêu nhé.
Ba mẹ hãy khiến cho việc trò chuyện với bé mỗi ngày trở thành thói quen. Việc này rất tốt cho thai giáo tháng thứ 3. Ba mẹ không bắt buộc phải nói chuyện với bé vào một khung giờ cố định mà có thể nói chuyện nhiều lần trong ngày.
3.5. Thai giáo tháng thứ 3 bằng âm nhạc
Giống như các tháng khác, thai giáo tháng thứ 3 không thể thiếu yếu tố âm nhạc, đây là hình thức thai giáo hiệu quả cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Trong tháng này, thính giác của bé chưa phát triển toàn diện, khả năng nghe của bé chưa trọn vẹn, bé sẽ nhận được những lợi ích từ âm nhạc thông qua mẹ. Mẹ hãy chọn nghe những thể loại nhạc yêu thích, âm nhạc sẽ giúp mẹ thư giãn tâm hồn, giảm các triệu chứng ốm nghén. Mẹ cũng có thể rủ bố cùng nghe những bài nhạc cả bố và mẹ yêu thích.
Nhạc thai giáo nhẹ nhàng giúp mẹ thư giãn
Xem thêm: Tháng thứ 4 thai kỳ, bé đã có thể nghe được âm thanh