Rò động tĩnh mạch và những điều cần biết!

Rò động tĩnh mạch là bệnh lý xảy ra do sự thông nối bất thương giữa động mạch và tĩnh mạch. Bệnh lý có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt nếu là thông nối mạch máu lớn.

1. Rò động tĩnh mạch là gì?

Rò động tĩnh mạch, hay thông động tĩnh mạch (arteriovenous fistula), là tình trạng có một kênh nối (lỗ rò) bất thường ở giữa động mạch và tĩnh mạch.

Rò Động Tĩnh Mạch Là Bệnh Lý Xảy Ra Do Sự Thông Nối Bất Thương Giữa Động Mạch Và Tĩnh MạchRò động tĩnh mạch là bệnh lý xảy ra do sự thông nối bất thương giữa động mạch và tĩnh mạch

Bình thường, máu chảy từ động mạch đến các mao mạch rồi tới tĩnh mạch. Các chất dinh dưỡng và oxy trong máu sẽ đi từ mao mạch vào trong các mô cơ thể.

Khi bị rò động tĩnh mạch, máu chảy trực tiếp từ động mạch đến tĩnh mạch mà bỏ qua một số mao mạch. Điều này khiến cho các mô ở vị trí mao mạch không được nhận máu từ động mạch bị thiếu dưỡng chất và oxy.

Tình trạng trên thường xảy ra ở chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Các lỗ rò cũng có khi được bác sĩ phẫu thuật tạo ra trong quá trình lọc máuchạy thận nhân tạo ở những người bị bệnh thận nặng.

Nếu một lỗ rò lớn không được điều trị, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi vị trí lỗ rò được tạo ra khi bạn cần phải có để lọc máu.

2. Nguyên nhân của rò động tĩnh mạch

Rò động tĩnh mạch bẩm sinh

Một số người được sinh ra với một lỗ rò tĩnh mạch (bẩm sinh). Mặc dù lý do chưa rõ ràng, trong rò động tĩnh mạch bẩm sinh không phát triển trong bụng mẹ. Tức là chỉ khi sinh ra mới biểu hiện.

Bệnh lý di truyền

Rò động tĩnh mạch phổi có thể được gây ra bởi một bệnh di truyền ( bệnh Osler-Weber-Rendu). Gây ra các thông nối động tĩnh mạch bất thường trong cơ thể của bạn, đặc biệt là trong phổi.

Chấn thương xuyên thấu

Một lỗ rò động tĩnh mạch cũng có thể phát triển sau một chấn thương xuyên. Chẳng hạn như một vết thương do đạn hoặc đâm. Điều này có thể xảy ra nếu vết thương xuyên qua nơi một tĩnh mạch và động mạch giao nhau.

Biến chứng của thông tim

Rò Động Tĩnh Mạch Có Thể Là Biến Chứng Của Thông TimRò động tĩnh mạch có thể là biến chứng của thông tim

Lỗ rò động tĩnh mạch có thể phát triển như là biến chứng của một thủ thuật thông tim. Trong quá trình thông tim, ống thông được đưa vào một động mạch hoặc tĩnh mạch ở háng, cổ hoặc cánh tay và luồn thông qua các mạch máu của bạn đến trái tim của bạn. Nếu kim đi xuyên qua một động mạch và tĩnh mạch, điều này có thể tạo ra một lỗ rò. Tuy là biến chứng hiếm những vẫn có khả năng xảy ra.

Phẫu thuật tạo thông nối động tĩnh mạch

Đây là thủ thuật cần thiết ở những bệnh nhân cần chạy thận, lọc máu, dùng tuần hoàn nhân tạo…Ví dụ bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu nhiều lần. Nếu kim chạy thận được đưa vào tĩnh mạch quá nhiều lần, tĩnh mạch có thể sẹo và bị phá hủy. Việc tạo một đường thông là cần thiết. Lỗ rò này thường được tạo ra ở cẳng tay hoặc đùi.

3. Triệu chứng của rò động tĩnh mạch

Các lỗ rò động tĩnh mạch nhỏ ở chân, tay, phổi, thận hay não thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào và người bệnh cũng không cần điều trị gì ngoài việc theo dõi thường xuyên.

Tình Trạng Giãn Tĩnh MạchTình trạng giãn tĩnh mạch

Tuy nhiên, các lỗ rò lớn có thể gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng, như:

  • Tĩnh mạch phồng lên và có màu đỏ tía, có thể nhìn thấy rõ dưới da tương tự như tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Sưng ở cánh tay hoặc chân.
  • Hạ huyết áp.
  • Mệt mỏi.
  • Suy tim.

Thông động tĩnh mạch xảy ra ở phổi có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn:

  • Xuất hiện các vết màu xanh nhẹ ở da.
  • Ngón tay dùi trống.
  • Ho ra máu.

Khi rò động tĩnh mạch xảy ra ở đường tiêu hóa có thể gây chảy máu trong (xuất huyết nội) đường tiêu hóa.

4. Yếu tố nguy cơ và biến chứng của rò động tĩnh mạch

4.1. Các yếu tố nguy cơ

Các điều kiện di truyền hoặc bẩm sinh là yếu tố nguy cơ không thể tránh khỏi. Ngoài ra, một lỗ rò trong tĩnh mạch có thể tăng do một số yếu tố nhất định, bao gồm:

  • Thông tim, đặc biệt là nếu các thủ tục liên quan đến các mạch máu.
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp). Một số thông nối động tĩnh mạch thời kì bào thai khi sinh ra bị thoái hóa thành dạng xơ. Tuy nhiên nếu huyết áp liên tục cao sẽ tạo áp lực làm đường thông này nới rộng ra.

Huyết Áp Cao Làm Tăng Nguy Cơ Rò Động Tĩnh MạchHuyết áp cao làm tăng nguy cơ rò động tĩnh mạch

  • Béo phì.
  • Một số loại thuốc, bao gồm cả một số chất làm loãng máu (thuốc kháng đông) và thuốc được sử dụng để kiểm soát chảy máu (chống fibrinolytics).
  • Người cao tuổi.
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc rò động tĩnh mạch cao hơn nam giới.

4.2. Biến chứng của rò động tĩnh mạch

Không được điều trị, rò động tĩnh mạch có thể gây các biến chứng, một số có thể nghiêm trọng. Chúng bao gồm:

  • Suy tim. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của các lỗ rò động tĩnh mạch lớn. Luồng thông nối động tĩnh mạch gây ra bất thường huyết động. Cụ thể máu về tim nhanh hơn, huyết áp ngoại biên thấp hơn..Lâu dần, tăng cường độ làm việc của tim có thể làm suy yếu cơ tim, dẫn đến suy tim.
  • Tạo cục máu đông. Một lỗ rò động tĩnh mạch ở chân có thể gây ra các cục máu đông. Các cục huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tính mạng nếu gây thuyên tắc phổi. Tùy thuộc vào nơi lỗ rò, nó còn có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Đau chân. Một lỗ rò trong chân cũng có thể làm cho bạn phát triển đau ở chân.
  • Chảy máu. Dị tật rò động tĩnh mạch có thể dẫn đến chảy máu, bao gồm vào hệ thống tiêu hóa.

5. Chẩn đoán và điều trị rò động tĩnh mạch như thế nào?

5.1. Các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán một lỗ rò xuất hiện ở tay hoặc chân, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe dòng máu chảy ở khu vực mà họ nghi ngờ. Dòng máu chảy qua chỗ thông động tĩnh mạch sẽ tạo ra một âm thanh nghe giống tiếng bấm chuột hay tiếng máy móc hoạt động.

Dùng Ống Nghe Để Nghe Dòng Máu Chảy Ở Khu Vực Nghi NgờDùng ống nghe để nghe dòng máu chảy ở khu vực nghi ngờ

Thêm vào đó, một số xét nghiệm khác cũng được chỉ định để giúp đưa ra chẩn đoán cuối cùng, bao gồm:

  • Siêu âm duplex. Đây là cách hiệu quả và phổ biến nhất giúp kiểm tra có lỗ rò động mạch ở các mạch máu ở chân hay tay hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Kết quả chụp CT sẽ giúp bác sĩ kiểm tra động mạch và xem máu có đi qua các mao mạch hay không.
  • Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA). Bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp MRA khi nghi ngờ có lỗ rò động mạch nằm sâu dưới da. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ nhìn thấy các mô mềm bên trong cơ thể.

5.2. Điều trị

Nếu lỗ rò nhỏ và không ra vấn đề sức khỏe đáng lưu ý nào, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đến theo dõi định kỳ mà không cần điều trị gì thêm.

Phẫu Thuật Là Một Trong Những Phương Án Điều Trị Rò Động Tĩnh MạchPhẫu thuật là một trong những phương án điều trị rò động tĩnh mạch

Trường hợp cần phải điều trị, bác sĩ có thể chọn một trong số các phương án như sau:

  • Nén dưới chỉ dẫn của siêu âm (ultrasound-guided compression). Sau khi nhìn thấy vị trí lỗ rò, một đầu dò siêu âm được dùng để tạo áp lực lên vị trí đó và chặn lưu lượng máu đến các mạch máu bị tổn thương. Thủ thuật này chỉ mất khoảng 10 phút nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Thông thường, chúng chỉ có tác động cho 1 trong 3 người bệnh.
  • Nút mạch nhờ ống thông (catheter embolization). Một ống thông nhỏ được đưa vào một động mạch ở gần vị trí có lỗ rò nhờ các kỹ thuật hình ảnh. Sau đó, bác sĩ đặt một vòng xoắn kim loại (coil) hoặc stent tại vị trí lỗ rò để điều hướng lại dòng chảy của máu.
  • Phẫu thuật. Các lỗ rò động tĩnh mạch lớn không thể điều trị bằng nút mạch nhờ ống thông thì có thể phải tiến hành phẫu thuật. Loại phẫu thuật bạn làm sẽ tùy thuộc vào kích thước và vị trí của lỗ rò.

Rò động tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu tương đối hiếm gặp. Bệnh có thể âm thầm không triệu chứng nhưng cũng có biến chứng nặng nề. Lỗ rò có thể điều trị dứt điểm mà không để lại hậu quả nếu được xử lý đúng. Theo dõi biểu hiện bệnh, phát hiện kịp thời và điều trị đúng đắn là cách để khắc phục hiệu quả.

Xem thêm: U mạch máu dưới da và các dạng thường gặp!

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x