Protein đậu nành tốt hay xấu đối với sức khỏe?
Nội dung tóm tắt
Đối với người ăn chay, ăn thuần chay và những người bị dị ứng với sữa, protein đậu nành thường là nguồn cung cấp chính dưỡng chất quan trọng này. Protein đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe?
1. Giá trị dinh dưỡng từ đậu nành
Bột protein đậu nành được phân tách từ hạt đậu nành đã khử chất béo, ngâm rửa trong cồn hoặc nước để loại bỏ đường và chất xơ. Sau đó, đậu nành được mất nước và tạo thành bột.
Bột protein đậu nành được sử dụng để làm sữa đậu nành cho trẻ sơ sinh
Sản phẩm này chứa rất ít chất béo và không có cholesterol.
Bột protein đậu nành được sử dụng để làm sữa đậu nành cho trẻ sơ sinh, cũng như tạo ra các sản phẩm tương tự thay thế thịt và sữa.
Hàm lượng chất dinh dưỡng của một 28gram bột protein đậu nành:
- Lượng calo: 95.
- Chất béo: 1 gram.
- Carbs: 2 gram.
- Chất xơ: 1,6 gram.
- Protein: 23 gram.
- Sắt: 25% giá trị hàng ngày (DV).
- Photpho: 22% của DV.
- Đồng: 22% của DV.
- Mangan: 21% của DV.
Mặc dù nó có hàm lượng protein tập trung cao, bột protein đậu nành cũng chứa phytates, có thể làm giảm sự hấp thụ khoáng chất.
2. Lợi ích sức khỏe của protein đậu nành
2.1. Tiềm năng chống ung thư
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Carcinogenesis chỉ ra các phân lập protein đậu nành giúp ức chế sự phát triển của các loại mật mã sai lầm, vốn là tiền thân của ung thư ruột già và đại tràng.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã cho thử nghiệm ở chuột mang thai và cho con bú, được áp dụng chế độ ăn kiêng protein đậu nành và kết quả cho thấy tác dụng chống ung thư lâu dài đối với chúng, theo Organicfacts.
2.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Protein đậu nành tốt cho sức khỏe của tim
Các Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát và quan sát thấy rằng protein đậu nành cô lập có thể giúp giảm LDL (cholesterol xấu) trong cơ thể nhưng không ảnh hưởng đến HDL (cholesterol tốt), lipoprotein hoặc huyết áp. Những tác dụng giảm cholesterol của protein đậu nành tốt cho sức khỏe của tim.
2.3. Giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường
Protein đậu nành giúp kiểm soát tăng đường huyết, tăng lipid máu, tăng insulin máu và trọng lượng cơ thể, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ. Những lợi ích của protein đậu nành giúp cả bệnh nhân tiểu đường và người không mắc bệnh tiểu đường trong việc điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu và béo phì.
2.4. Thúc đẩy sức khỏe xương sau mãn kinh
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa, protein đậu nành có liên quan đến việc ngăn ngừa mật độ chất khoáng xương ở phụ nữ mãn kinh. Báo cáo cũng cho thấy rằng nó có thể làm chậm hoặc giảm sự khởi phát của bệnh loãng xương ở phụ nữ trước và sau mãn kinh.
2.5. Thúc đẩy xây dựng cơ bắp
Đậu nành là một loại protein hoàn chỉnh, có nghĩa là nó chứa tất cả amino mà cơ thể cần từ thực phẩm và không thể tự tạo ra. Trong khi đậu nành có thể không phải là nguồn protein tốt hơn whey (thực phẩm bổ sung), nghiên cứu tiết lộ rằng nó tốt hơn casein.
Cải thiện sức khỏe cơ bắp
Các nghiên cứu cho thấy protein đậu nành làm việc tốt nhất khi kết hợp với các nguồn protein có trong thực phẩm khác. Cũng có những nghiên cứu cho thấy protein đậu nành có thể cho kết quả tốt hơn khi kết hợp với sữa, do đó giúp cải thiện sức khỏe cơ bắp.
3. Tác hại của protein đậu nành
Một số người có mối quan tâm về đậu nành, như đã đề cập, protein đậu nành có chứa phytates, còn được gọi là chất kháng dinh dưỡng. Những chất này làm giảm sự hấp thu của sắt và kẽm trong protein đậu nành. Tuy nhiên, phytates không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn trừ khi chế độ ăn uống của bạn bị mất cân bằng nghiêm trọng và sử dụng nguồn sắt và kẽm bổ sung cho cơ thể chủ yếu từ đậu nành.
Đậu nành có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở người
Cũng có một số lo ngại rằng lượng đậu nành có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở người. Các isoflavone trong đậu nành còn được gọi là Goitrogens có thể làm tăng kích thước bướu cổ, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và sản xuất hormone. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy đậu nành không có hoặc chỉ có tác dụng rất nhẹ đối với chức năng tuyến giáp ở người.
Hơn nữa, nhiều người không sử protein đậu nành do hàm lượng phytoestrogen của nó, vì họ sợ rằng phytoestrogen có thể phá vỡ nồng độ hormone tự nhiên trong cơ thể. Phytoestrogen là các hợp chất hóa học xuất hiện tự nhiên trong thực vật và có đặc tính giống estrogen liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể bạn. Đậu nành là có chứa một lượng phytoestrogen đáng chú ý.
Tuy nhiên, bột protein đậu nành được làm từ đậu nành được rửa trong rượu và nước, loại bỏ một phần lớn hàm lượng phytoestrogen. Tương tự, nhiều nam giới lo lắng rằng protein đậu nành có thể làm giảm nồng độ testosterone của họ, nhưng nghiên cứu không tìm thấy được những bằng chứng về giả thuyết này.
Một nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra rằng cả thực phẩm đậu nành và isoflavone đều không làm thay đổi các biện pháp testosterone ở nam giới.
Một vấn đề khác, các sản phẩm đậu nành gây tranh cãi vì chúng là những thực phẩm thường bị biến đổi gen (GMO). Hiện tại không có bằng chứng cho thấy ăn đậu nành biến đổi gen có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe so với các giống không biến đổi gen.
Nhiều nhược điểm tiềm năng của đậu nành được cho là do ăn đậu nành nói chung, không phải đặc hiệu đối với sản phẩm từ bột protein đậu nành. Cần nghiên cứu thêm về bột protein đậu nành để xem nó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.
Tóm lại, protein đậu nành là một nguồn protein hoàn chỉnh. Nó có thể hỗ trợ phát triển cơ bắp nhưng không tốt như whey protein. Nhìn chung, đậu nành an toàn cho hầu hết mọi người và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm cân.
Xem thêm: Uống sữa đậu nành quá nhiều có tác hại gì? Những điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành