Nguyên nhân trẻ thở khò khè và cách xử lí

Trẻ thở khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.

Tiếng trẻ thở khò khè có thể nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, nghe âm trầm. Cha mẹ có thể áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở của trẻ. Tốt nhất nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im. Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.

Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè

Trẻ thở khò khè do hen suyễn

Trẻ thở khò khè là một dấu hiệu rất hay gặp ở trẻ bị hen suyễn. Khi trẻ bị hen suyễn, niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm với các kích thích gây viêm, kích ứng niêm mạc khiến trẻ khó thở, khò khè, ho, tức ngực.

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường nặng hơn vào ban đêm khi ngủ, khi thời tiết thay đổi hoặc xuất hiện các tác nhân kích ứng như khói thuốc lá, khói bụi…

Trẻ thở khò khè do viêm phổi

Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp nặng, dẫn đến tổn thương nhu mô phổi, cùng với dịch nhầy và mủ đầy trong phế nang gây tình trạng thở khò khè, suy hô hấp. Nếu do nguyên nhân này, trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi, nhiễm trùng đường hô hấp từ trước.

Đây là dấu hiệu bệnh khá nặng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh nên cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi khám và điều trị. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể gây những biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm màng não, kháng kháng sinh nguy hiểm.

Tre-Tho-Kho-Khe-17

Trẻ thở khò khè do viêm phổi

Trẻ dưới 2 tuổi thường thở khò khè do kích thước phế quản của trẻ còn nhỏ lại rất dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm. Đặc biệt trẻ sơ sinh thở khò khè do bé chưa biết cách thở bằng miệng mà chỉ thở bằng mũi. Chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi cũng dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè.

Trẻ thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp

Trẻ có thể bị thở khò khò khè nếu gặp phải các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng này có thể điều trị tại nhà nhưng cần chú ý nếu có biểu hiện nặng.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phổi thường gây chứng thở khò khè nặng ở trẻ.

Các nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh) thường gây ra tiếng ồn khi thở, rất ít khi gây ra tiếng khò khè.

Tre-Tho-Kho-Khe-19

Trẻ thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp

Thở khò khè liên quan đến bệnh trào ngược thực quản

Trào ngược thực quản là tình trạng axit và các dịch dạ dày trào lên thực quản, một lượng ít có thể tràn qua khí quản vào phổi.

Các axit và dịch dạ dày là nguyên nhân gây tắc nghẽn, kích ứng và sưng viêm đường hô hấp dưới. Điều này làm thu hẹp đường dẫn khí khiến trẻ thở khò khè.

Có thể hạn chế nguyên nhân này bằng cách cho bé ngồi thẳng lưng khi ăn và sau ăn 30 phút, hạn chế cho ăn ở tư thế nằm và không nên cho trẻ ăn nhiều vào đêm khuya.

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ thở khò khè có thể là do:

Trẻ bị mắc dị vật ở đường thở.

Trẻ nằm nghiêng, nằm sấp.

Trẻ bị viêm amidan cấp tính.

Trẻ mắc các bệnh xơ sợi bẩm sinh, có khối u ở phổi.

Những điều cần làm khi trẻ thở khò khè

Trẻ thở khò khè thường ít gặp nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn với tiếng thở khụt khịt khi trẻ bị nghẹt mũi. Bố mẹ cần để ý và theo dõi tiếng thở của trẻ để sớm phát hiện con mình có bị thở khò khè hay không. Nếu nghe thấy tiếng thở của bé khó khăn mà không phân biệt được là thở khò khè hay do tắc mũi, bạn hãy thử vệ sinh mũi sạch sẽ và xem thử tình trạng thở có được cải thiện hay chưa. Nếu chưa, có thể con của bạn đã gặp phải chứng thở khò khè. Đặc biệt những dấu hiệu sau cảnh báo nguy hiểm về tình trạng thở khò khè của trẻ:

Tre-Tho-Kho-Khe-178

Cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay nếu xuất hiện nhưng triệu chứng nguy hiểm

  • Nhịp thở tăng liên tục, nhịp thở nhanh theo tuổi, các độ tuổi khác sẽ có tần số thở nhanh chậm khác nhau.
  • Trẻ bị chứng xanh tím, ban đầu xuất hiện ở môi và lưỡi, sau lan ra các vùng bàn tay, bàn chân. Trong khi đó các bộ phận khác của cơ thể màu da vẫn bình thường. Tình trạng càng nặng thì dấu hiệu xanh tím càng rõ ràng.
  • Trẻ gắng thở bằng tăng cử động như lỗ mũi phập phồng liên tục khi hít vào – thở ra, cơ ngực co kéo nhiều hơn.
  • Trẻ bị hôn mê, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế để can thiệp điều trị.
  • Sốt cao.
  • Trẻ biếng ăn.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp gây ngạt mũi, khó thở, thở khò khè. Cha mẹ nên chủ động phòng ngừa cho trẻ, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng họng, cho trẻ uống sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, long đờm… để điều trị tại nhà.

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x