Ho khan ở trẻ: nguyên nhân và cách chữa trị!

Thay đổi thời tiết là một trong những điều kiện khiến cho các chứng ho gió, ho khan, ho có đờm,… phát triển, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ, khi mà hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện thì các yếu tố gây hại càng dễ xâm nhập và gây ho.

1. Ho khan là gì?

Ho khan là loại ho tạo ra ít hoặc không có chất nhầy (đờm). Thông thường, trẻ bị ho khan do nhiễm virus cảm cúm, gây kích thích dây thần kinh trong họng.

Virus Cảm CúmThông thường, trẻ bị ho khan do nhiễm virus cảm cúm

Ho khan là bệnh lý đường hô hấp do những ảnh hưởng từ bên ngoài và nội tố bên trong gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn. Trường hợp đặc biệt thì trẻ em sơ sinh mới chỉ được vài tuần tuổi cũng có thể bị.

2. Nguyên nhân trẻ bị ho khan

Khi bị viêm đường hô hấp, ngoài biểu hiện ho khan kéo dài, trẻ còn có một số triệu chứng khác mắc kèm như: Sốt, khó thở, mệt mỏi, biếng ăn. Đây chính là những dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh hô hấp khác nhau như:

2.1. Viêm xoang

Khi bị viêm xoang, dịch tiết từ các xoang mũi sẽ chảy xuống đường hô hấp dưới, kích thích niêm mạc phế quản, phổi gây ho. Nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ gây nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản,…

Viêm XoangKhi bị viêm xoang, dịch tiết từ các xoang mũi là nguyên nhân gây ho

2.2. Hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị sưng, viêm và thu hẹp gây khó thở. Ho là một trong những dấu hiệu của cơn hen suyễn, thường xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm. Nhiều người thường nghĩ bệnh lý này chỉ gặp ở người lớn, thế nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều trẻ nhỏ cũng mắc hen suyễn.

2.3. Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc đường thở, gây ảnh hưởng đến chức năng dẫn khí của hệ hô hấp. Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, khó thở, ho khan, ho có đờm, các cơn ho thường dai dẳng kéo dài. Tình trạng này khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi.

2.4. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng tại các nhu mô phổi, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ. Khi bị viêm phổi, trẻ thường có biểu hiện: Ho, khó thở, mệt mỏi,… Nếu bệnh diễn biến nặng có thể gây ra tình trạng suy hô hấp.

Viêm PhổiViêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng tại các nhu mô phổi

3. Một số cách giúp trẻ bị ho khan vượt qua triệu chứng bệnh

Dưới đây là 6 phương pháp mà các bậc phụ huynh có thể sử dụng từ những nguyên liệu hay vật dụng đơn giản, dễ dàng tìm thấy trong gia đình nhằm xoa dịu những cơn ho khan của trẻ.

3.1. Cho trẻ bị ho khan uống đủ nước

Để điều trị ho khan cho trẻ hiệu quả, điều quan trọng nhất bố mẹ cần nhớ bổ sung đầy đủ nước cho bé yêu mỗi ngày. Ngoài ra, việc cung cấp đủ nước sẽ hạn chế các bệnh do mất nước, giúp dưỡng ẩm và làm dịu cơn đau, ngứa cổ họng.

Trẻ Uống Đủ NướcCho trẻ uống đủ nước mỗi ngày

3.2. Bổ sung tỏi vào thực đơn của bé

Một bí kíp điều trị ho khan hiệu quả mà cực kì đơn giản mà bố mẹ nào cũng nên thử đó là thêm tỏi vào trong những món ăn của trẻ. Theo nghiên cứu cho thấy, tỏi có tác dụng là tăng cường sức đề kháng với virus gây bệnh cho cơ thể bé. Điều này sẽ giúp bé khỏe nhanh hơn.

3.3. Sử dụng thuốc trị ho và một số tinh dầu thiên nhiên

Khi bé đã hơn 3 tuổi, bố mẹ có thể điều trị bệnh ở trẻ ho khan bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu bé yêu dưới 3 tuổi, bạn không được cho bé điều trị bằng thuốc ho vì có thể gây nghẹt đường thở rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số tinh dầu như bạc hà hoặc bạch đàn có thể giúp làm giảm ho khan.

3.4. Đảm bảo độ ẩm cho mũi họng của bé

Cung cấp đủ độ ẩm cho cổ họng và mũi của bé bằng cách sử dụng phòng tắm hơi hoặc sử dụng máy xông mũi họng. Độ ẩm có thể làm giảm ho cho bé tạm thời.

3.5. Cho bé ngậm thìa cà phê mật ong

Bé bị ho khan, bố mẹ có thể cho con ngậm một thìa cà phê mật ong. Mật ong có tác dụng như một chất giảm ho tự nhiên mà trẻ ho khan có thể sử dụng để làm dịu cơn ho.

Mật Ong Làm Dịu Cơn Ho KhanCó thể cho con ngậm một thìa cà phê mật ong để làm dịu cơn ho khan

Bạn cần lưu ý rằng không bao giờ cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong. Mật ong có thể chứa các bào tử vi khuẩn botulinum gây ngộ độc.

3.6. Đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị

Đối với trẻ dưới ba tháng tuổi bị khó thở, ho ra máu hoặc bị sốt, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bố mẹ cần chú ý đến sự thay đổi sức khỏe hằng ngày của con và tốt nhất nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến bé bị ho và được hướng dẫn biện pháp điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm: Trẻ bị ho có đờm, bố mẹ nên làm gì?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x