Dưỡng chất từ cá ngừ và những lưu ý khi ăn cá ngừ trong thời gian thai kỳ

Dưỡng chất từ cá ngừ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não và hệ thần kinh của bé, chẳng hạn như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) – hai chất béo omega-3. Tuy nhiên, hầu hết các loại cá ngừ cũng chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hướng đến sức khỏe và phát triển của trẻ.

1. Dưỡng chất từ cá ngừ có lợi cho thai kỳ

Cá ngừ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho quá trình mang thai. Những chất dinh dưỡng lớn có trong cá ngừ bao gồm:

  • Chất đạm: đạm đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các quá trình phát triển của cơ thể. Việc tiêu thụ lượng chất đạm quá ít khi mang thai có thể tăng khả năng sảy thai, hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Mặt khác, việc ăn thừa đạm có thể gây ra tác động tiêu cực tương tự.
  • EPA và DHA: Những chất béo Omega-3 chuỗi dài này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não và mắt của em bé. Omega-3 cũng có thể làm giảm nguy cơ sinh non, tăng cường phát triển ở thai nhi, giảm tỷ lệ trầm cảm ở mẹ và dị ứng ở trẻ.
  • Vitamin D: Cá ngừ chứa một lượng nhỏ vitamin D đóng quan trọng việc tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe của xương. Việc tiêu thụ mức độ Vitamin D phù hợp cũng có thể làm giảm nguy cơ sảy thai và tiền sản giật – một biến chứng gây ra bởi bệnh huyết áp cao trong quá trình mang thai.
  • Vitamin B12: Chất dinh dưỡng này có khả năng tối ưu hóa sự phát triển của các chức năng trong hệ thần kinh và tạo ra các tế bào hồng cầu vận chuyển đạm và oxy trong cơ thể. Tiêu thụ một nồng độ quá thấp Vitamin B12 khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ khác.

Dưỡng Chất Từ Cá Ngừ Rất Tốt Cho Thai NhiDưỡng chất từ cá ngừ rất tốt cho thai nhi

Một phần cá ngừ đóng hộp có trọng lượng 100-gram cung cấp khoảng 32% lượng chất đạm tiêu thụ hằng ngày (RDI), 9% DV chất sắt và 107% DV Vitamin B12.

Một khẩu phần như vậy cũng có chứa khoảng 25 mg EPA và 197 mg DHA, chiếm lần lượt khoảng 63% và 100% lượng dinh dưỡng hằng ngày mà các nhà dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêu thụ.

Phụ nữ mang thai không thể ăn cá ngừ do dị ứng thực phẩm, cũng như lý do tôn giáo hoặc đạo đức, nên đảm bảo việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nói trên từ các nguồn thực phẩm hoặc viên uống bổ sung khác.

2. Phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?

Sẽ an toàn cho mẹ bầu nếu chỉ ăn cá ngừ với một lượng vừa phải. Các loại cá an toàn có thể kể đến cá ngừ trắng (cá ngừ vằn) hay cá ngừ đóng hộp và một số loại có hàm lượng thủy ngân thấp. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn thai nghén, việc ăn quá mức cho phép sẽ gây hại đến thai nhi và cả mẹ bởi vì trong cá có chứa chất độc thủy ngân nguy hiểm.

Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ khuyến cáo không nên ăn trên 4 hộp cá ngừ đóng hộp (khoảng 141g) hoặc nếu là món cá ngừ nướng thì không được ăn nhiều hơn 2 phần mỗi tuần. Tất nhiên là bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về lượng dùng khi ăn một vài loại hải sản khác nhé!

Bà Bầu Có Nên Ăn Cá NgừSẽ là an toàn nếu bà bầu ăn cá ngừ với một lượng vừa phải

Các rủi ro khi ăn cá ngừ trong thời gian mang thai?

Nếu tiêu thụ vượt quá lượng cho phép thì sẽ rất nguy hiểm đến thai kỳ cho dù là cá đóng hộp hay cá tươi.

  • Nếu tiêu thụ quá nhiều cá ngừ có thể làm tăng mức thủy ngân trong cơ thể của mẹ, phá hủy não đang phát triển và hệ thần kinh của thai nhi.
  • Lượng thủy ngân được hấp thụ cũng làm tổn thương đến tim.
  • Việc tiếp xúc với thủy ngân làm thai nhi chậm phát triển, suy giảm chức năng miễn dịch và các dị dạng vật lý khác.
  • Cá ngừ cũng chứa các chất gây ô nhiễm môi trường, bao gồm dioxin và biphenyl polyclorinated (PCBs), sẽ tích tụ trong cơ thể người mẹ và tác động vào sự phát triển của bào thai.

3. Bao nhiêu cá ngừ là đủ cho một thai kỳ khỏe mạnh

Nguy cơ cơ thể tồn tại lượng thủy ngân cao có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ là do một quá trình tích lũy từ thực phẩm. Các loại cá khác nhau có chứa lượng thủy ngân khác nhau.

Do đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ từ 225 đến 340gr cá và hải sản mỗi tuần, bao gồm nhưng không quá một trong hai điều kiện:

  • 340-gram cá ngừ đóng hộp hoặc các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp khác, chẳng hạn như cá cơm, cá tuyết, cá rô phi hoặc cá hồi.
  • 12-gram cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây trắng, cá ngừ albacore hoặc các loại cá có mức thủy ngân trung bình khác, chẳng hạn như cá bơn, mahi-mahi, cá ngói, hoặc cá hồng.

Thịt Cá Ngừ Chứa Thuỷ NgânCá ngừ có chứa thuỷ ngân nên cần chú ý đến lượng tiêu thụ, tránh bị ngộ độc thuỷ ngân

Nhiều cơ quan thực phẩm quốc tế cũng đã đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc tiêu thụ cá ngừ trong thai kỳ. Nhiều loại rất giống với hướng dẫn của FDA, mặc dù do tính chất địa lý từng vùng, danh sách các loại cá ngừ được coi là an toàn để tiêu thụ không giống nhau nhau giữa các quốc gia.

Mẹ bầu có thể ăn được tất cả các loại cá ngừ hay không?

Bạn nên hiểu rõ rằng, không phải tất cả các loại cá ngừ đều an toàn đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là một số loài cá ngừ và lượng dùng thích hợp.

Cá ngừ Albacore (cá ngừ vây dài). Đây là giống cao cấp và chỉ có loại cá này có thịt màu trắng. Người ta thường đóng hộp hoặc đóng gói để phân phối. Bạn có thể ăn tối đa 2 hộp cá (khoảng 300g) mỗi tuần.

Cá ngừ vây vàng (cá ngừ ánh sáng)Đây là loại sản xuất dưới dạng đóng gói hay đóng hộp. Loại này có hương vị nồng hơn cá ngừ albacore. Mẹ bầu không nên ăn nhiều hơn 2–3 phần mỗi tuần.

Cá Ngừ Có Nhiều LoạiCó nhiều loại cá ngừ khác nhau, cần phân biệt rõ trước khi sử dụng

Cá ngừ ahi. Loại này được biết đến là cá ngừ mắt to. Người ta thường chế biến sẵn như một miếng bít tết hoặc sashimi. Chúng không được đóng hộp và đặc biệt chứa hàm lượng thủy ngân cao. Phụ nữ mang thai chỉ có thể ăn với một lượng rất ít mỗi tuần.

Cá ngừ vây xanh. Giống như cá ngừ ahi, nó có chứa hàm lượng thủy ngân cao và làm sẵn như sashimi. Đối với loại cá này, bạn chỉ nên ăn khoảng 300g mỗi tuần.

Chính vì vậy, để tối đa hóa lợi ích của việc ăn cá ngừ trong khi giảm thiểu mọi rủi ro, phụ nữ mang thai được khuyến khích tránh ăn cá ngừ sống. Nên ưu tiên các loại cá ngừ và các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp trong khi tránh những loại có hàm lượng thủy ngân cao.

Xem thêm: Lưu ý đến tác dụng phụ khi sử dụng axit folic

5/5 - (1 bình chọn)

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x