Cách phòng tránh chứng tự kỷ ở trẻ
Nội dung tóm tắt
Mặc dù đến nay, nguyên nhân trẻ tự kỷ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng, nhưng hơn bao giờ hết, ngay từ khi mang thai tới khi sinh con, các mẹ cần phải chú ý tới chế độ nghỉ ngơi, ăn uống để phòng chống tự kỷ.
1. Phòng tránh trẻ tự kỷ từ khi mẹ mang thai
Có rất nhiều nghiên cứu về các bệnh lý trong lúc mang thai của người mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến việc trẻ tự kỷ.
Các bệnh lý trong lúc mang thai của người mẹ có thể ảnh hưởng đến việc trẻ tự kỷ
Một số bệnh lý mà người mẹ mắc phải gây tổn thương đến bộ não, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến chứng tự kỷ như béo phì, nhiễm virus, bệnh tuyến giáp,… Phòng tránh những nguy cơ từ các bệnh lý này lúc mang thai cũng là một phương pháp phòng tránh trẻ tự kỷ.
1.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Trong quá trình mang thai thì dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì thế, việc đầu tiên cần làm để phòng tránh trẻ tự kỷ từ khi mẹ mang thai đó chính là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ trong thai kỳ như: sắt, canxi, omega 3, các vitamin và khoáng chất cần thiết,…
1.2. Tiêm phòng, thăm khám định kỳ đầy đủ
Nếu trong thai kỳ người mẹ nhiễm virus rubella hay các bệnh tuyến giáp làm thiếu hụt Tyroxin và gây ra những thay đổi ở não bộ, khiến não kém phát triển thì đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ.
Bên cạnh đó, trong thai kỳ người mẹ sử dụng các loại thuốc như thuốc chống co giật hay các loại thuốc thalidomide và axit valproic cũng có thể gây ra tự kỷ ở trẻ. Bệnh béo phì, tiểu đường ở mẹ cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra đời bị bệnh. Để phòng tránh tự kỷ ở trẻ em thì nhất thiết mẹ nên có các biện pháp thăm khám định kỳ thường xuyên trong thai kỳ.
Khám thai định kỳ
Bên cạnh đó, khi mang thai sức đề kháng của người mẹ giảm sút so với bình thường nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Vì vậy, việc tiêm phòng trước thai kỳ là hết sức cần thiết để phòng tránh trẻ tự kỷ.
Theo các nghiên cứu thì yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. Các nhà khoa học cho rằng gen có một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của các trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong gia đình nếu có một người con bị tự kỷ thì nguy cơ người con thứ 2 mắc chứng này là từ 5 đến 20%, con số cao hơn rất nhiều so với các trường hợp thông thường.
Nếu như tiền sử gia đình có anh chị em bị tự kỷ thì khi mang thai mẹ cũng nên lưu tâm đến việc khám dự đoán các dị tật thai nhi để có các biện pháp xử lý, phòng tránh trẻ tự kỷ sau này.
1.3. Mẹ bầu luôn giữ tinh thần tốt
Tinh thần của người mẹ trong quá trình mang thai rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em khi sinh ra. Vì vậy, mẹ bầu luôn cần phải giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất, vui vẻ và hạnh phúc nhất. Tránh xa những căng thẳng, lo âu, buồn bã và stress thì con sinh ra mới có một sức khỏe tốt nhất.
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ khi mang thai
Nhiều bà mẹ khi mang thai mắc bệnh trầm cảm nhẹ vài tháng trước sinh do quá lo lắng, bất an dẫn đến con sinh ra cũng dễ mắc bệnh tương tự. Vì vậy, phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em được quyết định rất nhiều bởi người mẹ ngay từ khi đang mang thai.
1.4. Thường xuyên trò chuyện với con khi mang thai
Phòng bệnh tự kỷ ở trẻ nên được thực hiện ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức từ 5 tháng tuổi. Đây là thời gian mà trẻ đã bắt đầu biết cử động, chân tay bắt đầu phát triển trong bụng mẹ. Có những đứa trẻ rất im lặng nhưng cũng có những đứa trẻ rất tinh nghịch, thường xuyên đùa nghịch trong bụng mẹ.
Những đứa trẻ này khi sinh ra cũng thường có xu hướng nghịch ngợm, hồn nhiên, vui tươi y như vậy. Muốn vậy, mẹ cần phải thường xuyên trò chuyện cùng bé, cho bé nghe những loại nhạc phù hợp, …
2. Cách phòng tránh trẻ bị tự kỷ trong quá trình nuôi dưỡng
Các bệnh lý liên quan đến não bộ ở trẻ như chảy máu não, viêm não, viêm màng não, bại não hay các chấn thương não cũng là nguy cơ dẫn đến tự kỷ ở trẻ. Bên cạnh đó, các yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Chính vì thế, việc phòng tránh trẻ tự kỷ trong quá trình nuôi dưỡng là việc cần thiết để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
2.1. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Theo các nghiên cứu từ chuyên gia, 3 năm đầu đời chính là quãng thời gian não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ mỗi giây não bộ lại sản sinh ra hơn 1000 liên kết giúp các chức năng của cơ thể và khả năng nhận thức có thể phát triển.
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Vì thế ở giai đoạn này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra những biến chứng khiến não chậm phát triển và gây ra chứng tự kỷ. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ các chất để phòng tránh trẻ tự kỷ.
Các chất dinh dưỡng như: DHA, axit amin, taurine, lutein,… nuôi dưỡng và giúp các tế bào thần kinh phát triển. Mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm chứa các chất trên để não bộ của trẻ có thể phát triển tốt nhất đồng thời phòng tránh trẻ tự kỷ.
2.2. Luôn quan tâm, chăm sóc con hằng ngày
Quan tâm, trò chuyện cùng con hằng ngày về những vấn đề hết sức bình thường trong cuộc sống, sinh hoạt của con không chỉ giúp bố mẹ gần con và hiểu con hơn mà còn giúp con không bị cô lập, cô đơn. Đây sẽ là một cách đơn giản nhưng rất cần thiết và có ý nghĩa đối với mọi đứa trẻ để không rơi vào tình trạng bị tự kỷ, đặc biệt là bệnh trầm cảm.
Quan tâm, chăm sóc con mỗi ngày cũng là cách phòng tránh tự kỷ ở trẻ
2.3. Không để con chăm chú vào một việc quá lâu
Việc con tập trung vào một hoạt động nào đó quá lâu trong thời gian dài sẽ khiến con không có thời gian giao lưu cùng bạn bè, trò chuyện cùng người khác. Nhiều phụ huynh lừa con, dỗ con bằng cách cho chúng xem điện thoại, tivi quá nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến não bộ và mắt của trẻ còn có thể gây ra bệnh tự kỷ.
2.4. Cho con tham gia những hoạt động tập thể, ngoại khóa cùng bạn bè
Cho con đến trường và tham gia những hoạt động tập thể cùng bạn bè sẽ giúp con cởi mở, hòa đồng hơn. Đây là cách ngăn ngừa bệnh tự kỷ xảy ra với trẻ tốt nhất được những chuyên gia tâm lý khuyên dùng. Nó không chỉ kích thích sự năng động, sáng tạo ở trẻ mà còn giúp trẻ không mắc những bệnh tâm lý như tự kỷ, trầm cảm.
2.5. Luôn theo dõi hành vi của con
Nhiều cha mẹ quá mải mê công việc, không có thời gian chăm sóc, quan tâm con cái dẫn đến tình trạng con mắc bệnh tự kỷ lâu ngày mà không hay biết. Chỉ đến khi bệnh quá nghiêm trọng họ mới lo lắng tìm cách chữa trị. Luôn theo sát những hành vi, cử chỉ, quá trình phát triển của con có thể phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ về những cách và lưu ý giúp phòng tránh trẻ tự kỷ ở cả thời gian thai kỳ lẫn quá trình nuôi dưỡng trẻ.