Bệnh sa van 2 lá có biến chứng không? Điều trị như thế nào?

Bệnh sa van 2 lá tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể gây ra những khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh. Do vậy cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

1. Sa van 2 lá là bệnh gì?

Sa van 2 lá (có tên tiếng anh là MVP – Mitral Valve Prolaspe) là tình trạng một hoặc cả 2 lá van gặp tổn thương và bị phồng lên, sa vào nhĩ trái khi tâm thất trái co lại. Như vậy, khi tim có bóp để tống máu đi sẽ có một lượng máu nhỏ rò rỉ trở lại buồng tâm nhĩ trái dẫn đến tình trạng hở van hai lá.

Trong đa số các trường hợp, sa van 2 lá không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, tình trạng hở van hai lá gây thiếu máu tới các cơ quan khác có thể dẫn đến khó thở, đau ngực, mệt mỏi,…

Tuy Sa Van 2 Lá Không Nguy Hiểm Tính Mạng Nhưng Cũng Cần Điều Trị Kịp Thời Để Tránh Những Khó ChịuTuy sa van 2 lá không nguy hiểm tính mạng nhưng cũng cần điều trị kịp thời để tránh những khó chịu

Sa van 2 lá còn được biết đến với những tên gọi khác như:

  • Hội chứng van đĩa mềm.
  • Hội chứng phình van hai lá.
  • Hội chứng Barlow.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa van 2 lá

Khi tim hoạt động đúng cách, trong quá trình khi tâm thất trái co bóp van hai lá sẽ đóng hoàn toàn để ngăn chặn sự chảy ngược trở lại của máu vào buồng tâm nhĩ trái. Thế nhưng, ở những người bị sa van hai lá, mô lá của van 2 lá phồng vào tâm nhĩ trái như một chiếc dù mỗi khi tim co bóp.

Lá van phồng khiến cho các van không thể đóng chặt lại được. Khi đó máu sẽ chảy ngược qua van, hiện tượng này gọi là hở van 2 lá. Nếu chỉ có một lượng nhỏ máu chảy ngược trở lại tâm nhĩ thì sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Trường hợp nặng hơn thì có thể xuất hiện một số biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, khó thở hoặc ho.

Khi bác sĩ sử dụng ống nghe để nghe tim của người mắc sa van 2 lá thường sẽ nghe thấy một tiếng click, tiếp sau đó là tiếng thổi do máu chảy trở lại tâm nhĩ.

Biểu Hiện Của Người Mắc Hội Chứng MarfanBiểu hiện của người mắc hội chứng Marfan

Sa van hai lá là bệnh có thể di truyền trong gia đình. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh sa van 2 lá như:

  • Bệnh thận đa nang ở người lớn.
  • Cong vẹo cột sống.
  • Dị thường Ebstein.
  • Hội chứng Marfan.
  • Hội chứng Ehlers – Danlos.

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh sa van 2 lá

Mặc dù sa van 2 lá là một dạng rối loạn sẽ theo người bệnh đến suốt đời, thế nhưng không phải ai cũng xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Có những trường hợp bệnh nhân chỉ phát hiện mình mắc bệnh sa van 2 lá khi được chẩn đoán.

Một số khác có xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh. Những triệu chứng này có thể khác nhau ở tùy từng đối tượng bệnh nhân. Thường sẽ có xu hướng nhẹ ban đầu và phát triển dần dần về sau, cụ thể như:

  • Hoa mắt chóng mặtđau nửa đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Khó thở khi hoạt động thể chất hoặc khi nằm.
  • Đau ngực.
  • Loạn nhịp tim hoặc tim đập nhanh.
  • Rối loạn nhịp tâm nhĩ.

Triệu Chứng Đau Nửa ĐầuTriệu chứng đau nửa đầu

Ngoài ra cũng có một số triệu chứng khác không được đề cập. Nếu người bệnh có gặp bất cứ triệu chứng nào như kể trên thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn sớm nhất. Khi đã được bác sĩ chẩn đoán sa van 2 lá, nếu triệu chứng có diễn biến xấu đi thì bệnh nhân cũng nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

4. Các biến chứng của sa van 2 lá có thể xảy ra

Phần lớn bệnh nhân mắc sa van 2 lá đều không gặp phải biến chứng gì. Thường thì biến chứng chỉ xảy ra đối với người trung niên hoặc người lớn tuổi. Có thể bao gồm:

  • Hở van hai lá: Đây là biến chứng phổ biến nhất. Những người bị thừa cân hoặc huyết áp cao thường có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Nếu tình trạng hở van 2 lá là nghiêm trọng thì người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật để sửa chữa hoặc thậm chí thay thế van, nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của các biến chứng như suy tim.
  • Rối loạn nhịp tim: Sự bất thường của nhịp tim thường gặp ở người bị sa van hai lá, nhất là ở các ngăn trên của tim. Tình trạng này tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó chịu.
  • Viêm nội tâm mạc (hay nhiễm trùng van tim): Sa van hai lá làm tăng nguy cơ viêm nội mạc do vi khuẩn.

Sa Van 2 Lá Làm Tăng Nguy Cơ Nhiễm Trùng Van TimSa van 2 lá làm tăng nguy cơ nhiễm trùng van tim

5. Các phương pháp chẩn đoán sa van 2 lá

  • Siêu âm tim: Đây là một phương pháp chẩn đoán sa van 2 lá thường được áp dụng mà không gây xâm lấn đến tim. Siêu âm tim tạo ra hình ảnh và cấu trúc của tim dựa vào việc sử dụng sóng âm tần số cao. Bác sĩ có thể quan sát được van 2 lá, dòng chảy của máu, đồng thời đo được lượng hở.
  • Chụp X-quang: Tia X được tạo ra từ bức xạ đi qua cơ thể và phản chiếu thành hình ảnh trên phim. Bác sĩ chẩn đoán dựa vào việc quan sát, phân tích hình ảnh của tim, phổi và mạch máu.
  • Điện tâm đồ (ECG): Ở phương pháp không xâm lấn này, bệnh nhân sẽ được đặt điện cực trên ngực nhằm ghi lại các xung điện làm tim đập. Tín hiệu điện ECG được ghi lại có thể giúp bác sĩ phát hiện được những cơ cấu hay sự bất thường của nhịp tim, bao gồm cả sa van 2 lá.
  • Thử nghiệm gắng sức: Thường hở van 2 lá sẽ làm giới hạn khả năng gắng sức ở người bệnh. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định thử nghiệm gắng sức như sử dụng máy chạy bộ để chẩn đoán sa van 2 lá ở một người.

Thử Nghiệm Gắng Sức Bằng Máy Chạy BộThử nghiệm gắng sức bằng máy chạy bộ

  • Đặt ống thông tim: Trường hợp bệnh nhân nghi bị sa van 2 lá cấp độ nặng có thể cần phải phẫu thuật thì sẽ được đặt ống thông tim trước đó để có thể quan sát một cách chi tiết xem có cần phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc phẫu thuật van hay không. Ống thông tim sẽ được đưa vào cơ thể, đồng thời chất màu được tiêm vào mạch máu của tim. Máy X-quang có thể nhìn thấy thuốc nhuộm và đưa ra các hình ảnh X-quang làm cơ sở chẩn đoán cho bác sĩ. Kỹ thuật này cũng cho phép bác sĩ đo được áp lực trong tim trong trường hợp có lo ngại về tăng áp động mạch phổi.

6. Điều trị sa van 2 lá

Phần lớn bệnh nhân bị sa van 2 lá mà không có triệu chứng thì sẽ không cần tiến hành điều trị sa van 2 lá. Ngược lại, với những người có triệu trứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ có những lời khuyên về việc sử dụng thuốc hay tiến hành phẫu thuật.

6.1. Dùng thuốc

Sa van 2 lá kèm theo các triệu chứng liên quan đến nhịp tim bất thường, đau ngực hay các biến chứng khác có thể được kê một số toa thuốc nhất định, bao gồm:

  • Beta Blockers: Giúp làm chậm nhịp tim và giảm lực, giảm huyết áp nhằm ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Thuốc này cũng có tác dụng cải thiện lưu lượng máu bằng cách làm cho máu mạch máu được thư giãn hơn.
  • Aspirin: Thường được kê cho các bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị đột quỵ. Aspirin có khả năng làm giảm nguy cơ bị đông máu.
  • Thuốc chống đông máu (làm loãng máu): Dạng thuốc này – warfarin (Coumadin) thường được chỉ định để ngăn chặn tình trạng đông máu. Các trường hợp có tiền sử đột quỵ, suy tim hay rung nhĩ cũng có thể được bác sĩ kê sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ quy định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

6.2. Phẫu thuật

Đa số người bị sa van 2 lá không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, một số trường hợp sa van 2 lá không có triệu chứng hoặc đã tiến triển đến giai đoạn nặng thì vẫn cần phẫu thuật.

Chỉ Một Số Ít Trường Hợp Phải Chỉ Định Phẫu ThuậtChỉ một số ít trường hợp phải chỉ định phẫu thuật

Thường phẫu thuật sa van 2 lá sẽ có 2 lựa chọn chính là sửa chữa van hoặc thay thế van hai lá. Cho dù là lựa chọn nào thì cũng đòi hỏi phẫu thuật tim mở và thời gian phục hồi đáng kể.

  • Sửa chữa van: Là một phẫu thuật nhằm bảo tồn van thích hợp với hầu hết người bệnh sa van 2 lá.
  • Thay thế van: được chỉ định tiến hành nếu sửa chữa van là điều không thể. Phần van hai 2 lá bị hỏng sẽ được thay thế bằng van nhân tạo (bao gồm van cơ học và van sinh học). Nếu sử dụng van cơ học thì người bệnh cần kết hợp kèm theo uống thuốc chống đông để ngăn chặn sự hình thành của cục máu đông trên van.

Có thể thấy, tuy sa van 2 lá là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được chẩn đoán và có phương pháp điều trị sa van 2 lá phù hợp để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Xem thêm: Thiếu máu cục bộ cơ tim là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x