Bệnh hạ canxi máu có nguy hiểm không?

Hạ Canxi máu là tình trạng nồng độ Canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8mg/dl ( 2,20mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường hoặc lượng Canxi ion dưới 4,7mg/dl.

1. Vai trò của canxi trong cơ thể

Canxi được biết đến là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể. Có thể thấy canxi đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, tham gia vào quá trình đông máu, giải phóng các hormon và dẫn truyền thần kinh.

CanxiCanxi đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể

Với những trẻ bị thiếu Canxi thì không chỉ bị còi xương, chiều cao hạn chế mà trẻ còn hay bị khóc đêm, giật mình, đổ mồ hôi…Với người lớn bị thiếu Canxi thì có nguy cơ nhanh chóng bị loãng xương, gai cột sống, còng lưng và nhiều biến chứng khác.

Nguồn cung cấp canxi chính cho cơ thể là thức ăn, nước uống. Từ đó việc hấp thu canxi từ ruột và đào thải qua thận. Với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ phải cung cấp cho cơ thể khoảng 1.000mg Canxi trong đó có khoảng 200mg Canxi bị đào thải qua đường mật và các dịch tiêu hóa khác.

Thông thường, mỗi ngày có khoảng 200 – 400mg Canxi được hấp thu từ ruột vào máu. Qúa trình này phụ thuộc vào nồng độ Vitamin D trong máu, lượng Canxi còn lại được đào thải qua phân. Chỉ có khoảng 1% Canxi trong xương là tự do trao đổi với dịch tế bào, do vậy cơ thể luôn sẵn sàng để điều chỉnh nồng độ Canxi trong máu ổn định. Một người khỏe mạnh thì nồng độ Canxi toàn phần trong máu dao động từ 8,8 đến 10,4 mg/dl.

2. Hạ canxi máu có nguy hiểm không?

Hạ canxi máu kéo dài mà không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe người bệnh.

Cơn tetany xuất hiện do hạ canxi máu nặng nhưng cũng có thể gặp trong trường hợp chỉ hạ canxi ion hóa trong khi canxi toàn phần bình thường, ví dụ như trong tình trạng kiềm hóa máu.

Hạ Canxi MáuCơn tetany có thể xuất hiện do hạ canxi máu

Trẻ em thiếu canxi thì ngoài việc bị còi xương, chậm tăng chiều cao còn bị còi cọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồi hôi trộm… Người lớn thiếu canxi thì bị loãng xương, còng lưng, gai cột sống, gai gót chân, hư răng… Hạ canxi máu chính là nói đến hạ ion canxi trong máu.

Dễ tái phát

Tuy chỉ chiếm 2% nhưng nếu canxi máu hạ nhiều thì có nguy cơ gây ra cảm giác tê ở tay chân, lưỡi, quanh miệng; cảm giác hồi hộp, lo âu, mệt mỏi sau đó là chuột rút, vọp bẻ, co thắt các cơ ở tay, chân hoặc duỗi cứng đùi, cẳng chân và các ngón gây khó cử động; co giật tay chân hoặc toàn thân; co thắt thanh môn gây khó thở, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

Những người đã hạ canxi máu một lần thì cũng sẽ dễ tái phát, nhất là khi có những đợt suy nhược cơ thể do ăn uống kém hay kích thích thần kinh (tức giận, lo lắng…). Cách xử trí lúc này là cho người bệnh nằm yên tĩnh ở một mặt phẳng thấp (để tránh bị co giật rơi xuống đất) một thời gian sẽ tự hồi phục. Tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ được tiêm canxi vào máu.

Sữa và chế phẩm sữa, phô mai là nguồn cung cấp canxi quan trọng, sau đó là đậu hũ, hải sản (cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, đậu các loại, mè, rau xanh…). Trong đó, canxi trong sữa dễ hấp thu hơn là từ các nguồn thực phẩm khác.

Dễ mất canxi qua nước tiểu

Thường thì canxi trong bữa ăn chỉ hấp thu được khoảng 20% – 30%. Sự hấp thu có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn như xơ, phytate, oxalate…, cạnh tranh hấp thu với các chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm…

Thịt BòChế độ ăn nhiều đạm có thể gây ra hiện tượng tăng thải và mất canxi qua nước tiểu

Một chế độ ăn nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật (thịt, cá, tôm…) hoặc nhiều muối có thể gây ra hiện tượng tăng thải và mất canxi qua nước tiểu. Không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng… cùng một lúc mà nên tách ra sáng, chiều, tối…

Vitamin D rất cần thiết để hấp thu canxi ở dạ dày và cho các hoạt động chức năng của canxi trong cơ thể. Vitamin D một phần nhỏ là từ thức ăn đưa vào, còn phần lớn thì phải do da tổng hợp khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

3. Hạ canxi nên uống thuốc gì?

Mục đích của việc điều trị hạ canxi máu là giúp nhanh chóng đưa nồng độ canxi trong máu trở lại bình thường.

Sủi CanxiCác thuốc sử dụng tùy theo nguyên nhân và mức độ hạ canxi máu

  • Bổ sung canxi (ở dạng muối carbonat hay gluconat…) qua đường uống hay qua đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp hạ canxi máu do cơ thể thiếu hụt canxi.
  • Bổ sung vitamin D (colecalciferol, calcitriol…) qua đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp hạ canxi máu do cơ thể thiếu hụt vitamin D hay do suy tuyến cận giáp.
  • Bổ sung magie (ở dạng muối lactat hay chlorit…) qua đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp hạ canxi máu do cơ thể thiếu hụt magie.
  • Bổ sung các chế phẩm tương tự hormon tuyến cận giáp (Natpara, forteo…) trong trường hợp hạ canxi máu do thiếu hụt hormon tuyến cận giáp.

Bên cạnh việc uống thuốc, người bị hạ canxi cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ lượng canxi từ nguồn thực phẩm.

Xem thêm: Người bị tụt canxi máu nên ăn gì?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x