Bệnh cam đường ruột ở trẻ em và 3 triệu chứng thường gặp
Nội dung tóm tắt
Cam đường ruột nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất đây lại là bệnh rất phổ biến ở trẻ em làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Đây là một loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa làm giảm đi chức năng của đường ruột. Không điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài dai dẳng mang đến nhiều ảnh hưởng xấu cho trẻ. Vì vậy mà mỗi bậc cha mẹ đều không nên bỏ qua kiến thức về bệnh cam đường ruột ở trẻ em và 3 triệu chứng thường gặp dưới đây.
Xem thêm: Bệnh cắn móng tay ở trẻ em

Bệnh cam đường ruột là gì?
Thực tế, bệnh cam đường ruột ở trẻ em là một dạng nhiễm khuẩn đường ruột gây ra nhiều tác động xấu đến trẻ như suy dinh dưỡng, thường xuyên nôn trớ,…
Trẻ em thường mắc bệnh này bởi nhiều lý do đến từ chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là thói quen ăn không đúng bữa và không đúng khoa học.
Mặc dù bệnh cam đường ruột không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng nếu không có phương pháp điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó mà cha mẹ nên biết đến một số các triệu chứng thường gặp để kịp thời phát hiện bệnh ở trẻ.
3 triệu chứng thường gặp của bệnh cam đường ruột ở trẻ em
-
Thường xuyên nôn trớ
Cam đường ruột dẫn đến tình trạng thường xuyên nôn trớ thức ăn của trẻ ngay sau khi ăn. Lý do là loại bệnh này làm rối loạn chức năng tiêu hóa thức ăn ở đường ruột cản trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Khi mắc bệnh trẻ cũng có thể nôn ra niêm dịch đi kèm thức ăn, thậm chí là nước mật và dịch ruột ở mức độ bệnh nghiêm trọng hơn.
Ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, các trẻ bú sữa công thức sẽ có nguy cơ mắc cam đường ruột cao và thường xảy ra tình trạng nôn trớ đi kèm. Nếu bệnh tiến triển dẫn đến tắc ruột, trẻ có thể nôn ra chất chứa trong đường ruột và có mùi hôi.

-
Biếng ăn và hay quấy khóc
Bệnh cam đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến cả chức năng của đường ruột và hệ tiêu hóa, vì thế mà thức ăn trẻ ăn vào sẽ không tiêu hóa được. Từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ đi kèm với quấy khóc.
Biếng ăn thời gian dài, trẻ rất dễ bị còi xương và suy dinh dưỡng, sụt cân không rõ nguyên do. Thỉnh thoảng có thể đi kèm biểu hiện sốt nhẹ và mệt mỏi, suy nhược.
-
Đại tiện bất thường
Triệu chứng thứ 3 của bệnh cam đường ruột ở trẻ em là đại tiện ra phân có màu thâm, đục và có mùi hôi. Nếu quan sát kỹ, phân của bé có thể dính theo máu do rối loạn chức năng đường ruột.
Một số trường hợp, ở bé còn kéo theo tình trạng tiêu chảy gây mất nước và suy nhược cơ thể nhanh chóng.
Cam đường ruột tuy không gây tử vong nhưng nếu không điều trị sớm sẽ kéo dài dai dẳng dẫn đến bé xanh xao, cơ thể yếu ớt và kém phát triển.
Việc đảo lộn các chức năng hệ tiêu hóa còn cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ khiến bé thiếu chất, thường xuyên mắc các loại bệnh.

Điều trị bệnh cam đường ruột ở trẻ thế nào?
Hiện nay, với bệnh cam đường ruột ở trẻ em, không ít các bậc phụ huynh đã thử dùng nhiều loại thuốc truyền tay nhau. Tuy nhiên các phương thuốc này vẫn chưa được y học kiểm nghiệm và ít mang lại hiệu quả điều trị.
Do đó, ngay khi trẻ có các dấu hiệu đầu tiên của cam đường ruột, hãy đưa con đến các trung tâm y tế để được kiểm tra tình trạng sức khỏe. Y học hiện đại có rất nhiều cách chẩn đoán chính xác loại bệnh đường ruột này như khám lâm sàng hay lấy mẫu xét nghiệm.
Mọi biện pháp điều trị từ bác sĩ đều có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh và điều trị tốt hơn. Nhất là đối với trẻ 1 tuổi cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho con để tránh các phản ứng thuốc gây nguy hiểm cho bé.

Cách phòng tránh bệnh cam đường ruột ở trẻ
Tuy nhiên, bệnh cam đường ruột cũng như nhiều loại bệnh khác ở trẻ em, phòng bệnh luôn luôn hơn chữa bệnh. Vì vậy cha mẹ cũng nên tìm hiểu 1 số cách phòng ngừa bệnh cho trẻ:
- Cho con ăn uống khoa học, đúng bữa, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày cho trẻ
- Hạn chế tối đa đồ ăn chứa nhiều chất béo và chất ngọt đối với trẻ, không cho trẻ ăn bánh kẹo nhiều váo buổi tối trước khi ngủ.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thân thể và cả nơi trẻ vui chơi, ngủ nghỉ để hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn đường ruột
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu trẻ bú sữa công thức luôn nhớ trụng sôi sát khuẩn bình sữa và núm ti để bảo vệ cơ thể cho con.
Nói tóm lại, cam đường ruột hiện nay là một loại bệnh rất phổ biến ở trẻ. Vì vậy mà bằng những kiến thức chúng tôi đưa đến, hãy bảo vệ cho trẻ thật tốt nhé. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và chóng lớn!