Vệ sinh cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý cần lưu ý điều gì?

Việc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ sơ sinh có thể giúp bảo vệ bé tránh khỏi một số căn bệnh về mắt mũi miệng thông thường. Dù an toàn, khi sử dụng loại dung dịch này, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề.

1. Nước muối sinh lý là gì?

Nước muối sinh lý là dung dịch natri clorua nồng độ 0.9%, để tạo ra nồng độ này, người ta pha 9g muối Natri clorua tinh khiết vào một lít nước cất. Gọi là nước muối sinh lý vì đây là một dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu tương đương với các dịch của cơ thể trong điều kiện sinh lý bình thường.

Nước Muối Sinh LýNước muối sinh lý là dung dịch natri clorua nồng độ 0.9%

Nước muối sinh lý trên thị trường hiện nay được chia làm 3 loại chính, đó là:

  • Nước muối sinh lý dùng trong tiêm truyền, loại này được đóng trong các dạng chai 100ml, 250ml, 500ml có độ vô khuẩn rất cao. Dùng để tiêm truyền trực tiếp trong các trường hợp cơ thể cần bồi phụ nước hoặc dùng để pha các loại thuốc điều trị khác sau đó tiêm truyền.
  • Nước muối sinh lý dùng nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai thường sản xuất dưới dạng lọ nhỏ 10ml, trong đó nước muối nhỏ mắt được sản xuất theo tiêu chuẩn nước nhỏ mắt, có độ vô khuẩn cao nhất.
  • Nước muối sinh lý dùng súc miệng, rửa vết thương được sản xuất dưới dạng chai to 500ml, 1000ml.

2. Công dụng của nước muối sinh lý

Chính vì có tính chất tương tự dịch cơ thể, nước muối sinh lý có công dụng chính trong vai trò bù dịch tuần hoàn. Khi cơ thể bị mất nước, gây tụt huyết áp do tiêu chảy, nôn ói, bài tiết nhiều mồ hôi, việc uống nước chín đôi khi có thể làm nặng nề thêm tình trạng bệnh do nguy cơ rối loạn điện giải. Nước chín chỉ cung cấp trở lại nước mà không có các chất điện giải cần thiết. Trong các trường hợp cấp tính, người bệnh cần phải được bù dịch bằng cách truyền nước muối sinh lý vào đường tĩnh mạch.

Truyền Nước Muối Sinh LýTruyền nước muối sinh lý vào đường tĩnh mạch

Song song đó, nước muối sinh lý được dùng phổ biến khi muốn làm sạch các loại vết thương không bị nhiễm trùng cũng như trên các loại niêm mạc của cơ thể như mắt, mũi, tai, họng…

  • Chăm sóc mũi: Nhỏ một vài giọt vào mũi để vệ sinh mũi cho bé. Nếu bé bị cảm, nghẹt mũi, phương pháp này còn có tác dụng loại bỏ chất nhầy, giúp thông đường thở cho bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chăm sóc mắt: Trong những ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh rất dễ bị chảy nước mắt và đổ ghèn. Nếu không vệ sinh cho trẻ sơ sinh cẩn thận, bé sẽ dễ bị viêm kết mạc. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ sơ sinh có thể làm trôi đi mầm bệnh, đẩy ghèn ra ngoài, đồng thời làm ẩm và làm dịu bề mặt nhãn cầu của bé.
  • Chăm sóc tai: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh cho trẻ sơ sinh bằng cách nhỏ vài giọt vào vành tai của bé rồi dùng tăm bông lau nhẹ nhàng các ngóc ngách trong tai.

3. Vì sao không nên lạm dụng nước muối sinh lý vệ sinh cho trẻ sơ sinh?

Tuy nhiên, nước muối sinh lý chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể, không được khuyến cáo sử dụng hàng ngày để rửa mắt, mũi, đặc biệt là ở trẻ em. Việc lạm dụng nước muối sinh lý vệ sinh cho trẻ sơ sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ em để rửa mắt, rửa mũi hàng ngày cho trẻ sẽ gây nhiều tác hại cho trẻ mà các bậc cha mẹ chưa lường hết được:

  • Sử dụng nước muối sinh lý cho bé để rửa mũi thường xuyên trong điều kiện mũi bình thường sẽ làm mũi trẻ mất đi lớp dịch tiết tự nhiên giúp bảo vệ lớp niêm mạc, từ đó mũi dễ bị khô rát, kích ứng, chảy nước mũi, và có thể gây viêm nhiễm. Ngoài ra, nếu rửa mũi không đúng cách, sai tư thế có thể khiến trẻ đau, chảy máu, thậm chí có thể gây viêm tai giữa.
  • Nước muối sinh lý dùng rửa mắt chỉ nên được sử dụng thường xuyên cho trẻ ba tháng đầu sau sinh, vì lúc này các hốc tự nhiên trong mắt còn bị dính dịch từ cơ thể mẹ lúc sinh ra, trẻ chưa có đủ nước mắt để tự làm sạch nên cần phải nhỏ nước muối sinh lý cho bé để làm sạch thường xuyên. Nếu mắt trẻ bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý giúp làm sạch lớp bẩn bên ngoài để các thuốc được dùng điều trị tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.

Vệ Sinh Cho Trẻ Sơ SinhKhông nên quá lạm dụng nước muối sinh lý khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, nếu mắt trẻ đang bình thường, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ làm mắt bị khô, trẻ có thể bị viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ khi lớn lên.

Ngoài ra, nếu các bậc cha mẹ dùng các loại nước muối từ các nhà sản xuất kém chất lượng, không có số đăng ký sản phẩm, độ vô khuẩn của sản phẩm không được đảm bảo, có thể vô tình đưa mầm bệnh vào người trẻ.

Nhiều gia đình còn tự pha nước muối sinh lý để sử dụng, loại dung dịch tự pha này có thể không đạt độ đẳng trương, nước và muối dùng để pha không đạt độ tinh khiết, dụng cụ pha không đảm bảo.

Loại dung dịch này có thể dùng súc miệng, nếu dùng nhỏ mắt cho trẻ sẽ mang lại hậu quả không lường. Nếu dùng nước muối dạng chai to được bày bán trên thị trường nhằm mục đích súc miệng, rửa vết thương để rửa mắt cũng không đảm bảo sức khỏe cho trẻ, vì loại nước muối này sản xuất theo tiêu chuẩn thuốc dùng ngoài, sản xuất nước muối sinh lý nhỏ mắt đòi hỏi các tiêu chuẩn cao hơn, đặc biệt là về độ vô khuẩn.

4. Lưu ý khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Khi chọn mua và sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ sơ sinh, bạn cần nhớ một số điều sau:

  • Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hiện có 3 loại: loại để nhỏ mắt, mũi (chai 10ml); loại để súc miệng, rửa vết thương (chai 500ml) và loại để tiêm truyền. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn loại phù hợp.

Rửa MũiTùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn loại nước muối sinh lý phù hợp

  • Bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt khi có dấu hiệu viêm nhiễm, có ghèn vàng, đau… Còn nếu mắt bé bình thường, bạn nên tránh dùng bởi nếu lạm dụng có thể khiến mắt bị khô, viêm giác mạc, ảnh hưởng tới chức năng của mắt khi lớn lên. Khi nhỏ thuốc cho bé, bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh, tránh làm nhiễm bẩn đầu chai thuốc và tránh dùng nước muối đã mở nắp quá nửa tháng.
  • Khi rửa mũi cho bé, bạn không nên mua những lọ nước muối sinh lý chai 500ml (loại dùng để súc miệng) về rồi dùng xilanh bơm trực tiếp vào mũi bé để vệ sinh. Bởi dù phương pháp có hiệu quả nhưng nếu dùng không đúng cách thì có thể làm hỏng niêm mạc mũi của bé.
  • Bạn không nên nhỏ nước muối quá 4 lần/ngày vì điều này sẽ khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh cho trẻ sơ sinh là cách đơn giản nhất để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi mà không cần sử dụng đến thuốc. Với những chia trên đây, hy vọng bạn đã có thêm một số thông hữu ích để cân nhắc việc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ sơ sinh nhé!

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nên biết!

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x