Hậu quả của chứng táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ

Biến chứng và tác hại của táo bón kéo dài là gì? Có lẽ đây là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm bởi táo bón là triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là do việc ăn uống hằng ngày không hợp lí, khô khan, thiếu chất xơ, ít uống nước, thế nhưng táo bón kéo dài trong nhiều tuần liền thì nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Dấu hiệu của bệnh táo bón kéo dài là gì?

Những triệu chứng táo bón kéo dài bao gồm:

Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần và giảm theo mức độ nghiêm trọng của táo bón

Đi đại tiện thời gian lâu, khó khăn, phải rặn nhiều, vận động các cơ bụng, cơ hoành nhiều trong thời gian kéo dài

Phân rắn, lổn nhổn từng cục như phân dê hoặc kích thước to

Đi đại tiện ra máu tươi do dùng lực rặn mạnh dẫn đến niêm mạc hậu môn bị xây xát

Có cảm giác khó chịu, đau bụng dữ dội kèm theo chướng hơi, đầy bụng

Thường xuyên phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài để giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Chú ý tới tần suất đi đại tiện cũng như đặc điểm của phân của bản thân để phát hiện ra những bất thường, biểu hiện của táo bón kéo dài. Từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp cũng như đề phòng những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe do táo bón kéo dài gây ra.

Chung-Tao-Bon-Keo-Dai-3

Dấu hiệu của táo bón là ít đi đại tiện

Các nguyên nhân gây nên chứng táo bón kéo dài

Có ba nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng táo bón kéo dài có thể kể đến là:

Táo bón không phải do hệ tiêu hóa

Táo bón do tuyến giáp hoạt động kém: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết dẫn đến sự trì hoãn trao đổi chất, làm chậm toàn bộ quá trình tiêu hóa và gây ra táo bón

Táo bón do bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường gây nên tình trạng cơ thể có thể ngừng sản xuất hormone insulin để phân huỷ lượng đường trong máu. Nồng độ đường cao dẫn đến tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát hệ thống tiêu hóa và dẫn đến táo bón

Táo bón do làm việc căng thẳng, lo lắng: Khi căng thẳng, lo lắng não bộ sẽ phát tín hiệu đến hệ thống tiêu hóa và làm rối loạn tiêu hóa.

Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa của trẻ

Chung-Tao-Bon-Keo-Dai-9

Thời gian đi đại tiện lâu

Nhóm nguyên nhân này thường do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh lý đại tràng: To đại tràng bẩm sinh,  to đại tràng không rõ nguyên nhân, viêm đại tràng mãn tính…

Do chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, nước và vitamin

Chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý như uống ít nước, ăn ít chất xơ ( rau xanh, hoa quả..), ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật, nhịn đi đại tiện, ít vận động… càng khiến táo bón xuất hiện thường xuyên.

Biến chứng nguy hiểm do bệnh táo bón kéo dài gây nên

Trẻ táo bón kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ.
Sau đây là những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài, cha mẹ cần phải lưu ý:

Táo bón – nguyên nhân của bệnh trĩ

Chung-Tao-Bon-Keo-Dai-4

Táo bón là nguyên nhân gây ra trĩ

Táo bón kéo dài còn là dấu hiệu phổ biến của căn bệnh trĩ. Phân đọng lại ở trực tràng lâu ngày làm cản trở tuần hoàn, sinh ra trĩ nội, trĩ ngoại. Để càng lâu trĩ càng tiến triển nhanh và nặng, gây ra những khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Ung thư trực tràng, hậu môn

Nếu không để ý và điều trị sớm, táo bón kéo dài làm rối loạn chức năng vị tràng, khiến các chất cặn bã không được đào thải. Việc không đào thải được độc tố lâu ngày có thể gây viêm nhiễm trực tràng, các chất gây ung thư tích tụ trong đại tràng và trực tràng sẽ gây ra căn bệnh ung thư đại tràng.

Gây tắc ruột

Nếu trong đại trực tràng phải tích trữ lâu ngày khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột: Đau bụng cơn đến liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối rắn ở tiểu khung.

Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột, tăng ứ đọng phân – dịch trong lòng ruột thừa khiến cho người bệnh còn dễ viêm ruột thừa hơn. Táo bón dài ngày làm ruột già bị suy yếu, dãn ra tạo các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.

Làm trẻ biếng ăn

Táo bón khiến phân tích tụ không thoát ra ngoài, gây chướng bụng, đầy hơi làm trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn… Từ đó dẫn đến chứng biếng ăn, kém hấp thụ dinh dưỡng và suy dinh dưỡng

Chung-Tao-Bon-Keo-Dai-6

Táo bón làm trẻ biếng ăn

Giảm sức đề kháng: Biến ăn làm cho trẻ không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng của cơ thể

Bị táo bón kéo dài thì phải làm sao?

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ hợp lý

Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin từ rau xanh, ngũ cốc và trái cây

Ăn nhiều sữa chua

Uống đủ nước mỗi ngày

Vận động cơ thể, tập thể dục thể thao

Rèn luyện cho trẻ thói quen đi đại tiện đều đặn

Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh.

Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x