Thở khò khè ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Thở khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Tiếng khò khè được miêu tả như tiếng rít hay âm thành khò khè khi không khí bị cản trở khi di chuyển trong đường hô hấp.

1. Như thế nào là thở khò khè ở trẻ nhỏ?

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Tiếng khò khè được miêu tả như tiếng rít hay âm thành khò khè khi không khí bị cản trở khi di chuyển trong đường hô hấp. Âm thanh này thường nghe rõ khi áp tai vào miệng hoặc ngực của bé, trong nhiều trường hợp, tiếng khò khè có thể nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh, gắng sức.

Thở Khò KhèKhò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt tiếng khò khè và tiếng khụt khịt khi trẻ thở. Tiếng khụt khịt là do tắc đường hô hấp trên (mũi), rất thường gặp và cũng ít khi nguy hiểm, chỉ cần vệ sinh khơi thông mũi là trẻ đã có thể thở êm trở lại.

Tuy nhiên, thở khò khè chỉ xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới, bao gồm khí quản, phế quản, phế nang và buồng phổi, rất ít gặp nhưng lại cần được chú ý. Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể báo hiệu một bệnh lý nào đó. Theo thống kê, chứng khò khè thường gặp ở trẻ dưới 2 – 3 tuổi, bởi ở lứa tuổi này phế quản có kích thước nhỏ, dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và đặc biệt tắc nghẽn khi bị viêm nhiễm.

Trẻ bú mẹ thường có triệu chứng thở khò khè, đặc biệt là khi ngủ. So với người lớn thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc chứng thở khò khè hơn. Nguyên nhân là do phế quản của trẻ còn nhỏ, dễ bị tắc nghẽn, co thắt, phù nề và tăng tiết dịch nếu gặp các tác nhân truyền nhiễm. Các mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa tiếng thở khò khè và những âm thanh ồn ào phát ra khi bé thở.

2. Triệu chứng của thở khò khè

Khò khè thường đi kèm với ho có đờm hoặc không đờm. Các triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra khò khè như bé thở khò khè và ho, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, có sốt, sổ mũi và ăn kém (do suy tim hoặc khó nuốt).

Nghẹt MũiKhi trẻ bị khò khè thường kèm theo nghẹt mũi

Triệu chứng thở khò khè xảy ra khi đường thở của trẻ bị hẹp lại và luồng không khi đi nhanh qua chỗ hẹp. Trẻ nhỏ hay mắc khò khè hơn so với người lớn do sự khác biệt về mặt thể chất. Phế quản của trẻ sơ sinh và trẻ em đều nhỏ, dẫn đến sức cản đường thở ngoại biên cao hơn. Dẫn đến, các bệnh ảnh hưởng đến đường thở nhỏ có tác động tương đối lớn hơn đến tổng lực cản ở đường dẫn khí ở trẻ em.

Trẻ sơ sinh cũng có hồi trun (elastic recoil) của cấu trúc mô phổi ít hơn và có khí bàng hệ hơn (ollateral airways), dẫn đến tắc nghẽn và dễ bị xẹp phổi hơn. Lồng ngực, khí quản và phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng mềm mỏng hơn. Tất cả các yếu tố này làm tăng khả năng trẻ dễ bị khò khè và suy hô hấp hơn so với người lớn.

3. Nguyên nhân của thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể điểm lại một số nguyên nhân nổi bật gây nên tình trạng thở khò khè ở trẻ:

Thở khò khè do hen suyễn:

  • Thở khò khè là một dấu hiệu rất hay gặp ở trẻ bị hen suyễn. Khi trẻ bị hen suyễn, niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm với các kích thích gây viêm, kích ứng niêm mạc khiến trẻ khó thở, khò khè, ho, tức ngực.
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè thường nặng hơn vào ban đêm khi ngủ, khi thời tiết thay đổi hoặc xuất hiện các tác nhân kích ứng như khói thuốc lá, khói bụi,…

Thở khò khè do dị ứng:

Không Khí Ô NhiễmKhông khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến trẻ khò khè

Khi cơ thể trẻ bị dị ứng bởi một chất nào đó trong không khí, cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng dị ứng làm co đường thở. Điều này sẽ tạo nên một đường dẫn khí nhỏ, hẹp hơn dẫn đến phát ra tiếng khò khè, tiếng rít khi trẻ thở.

Thở khò khè liên quan đến bệnh trào ngược thực quản:

  • Trào ngược thực quản là tình trạng axit và các dịch dạ dày trào lên thực quản, một lượng ít có thể tràn qua khí quản vào phổi.
  • Các axit và dịch dạ dày là nguyên nhân gây tắc nghẽn, kích ứng và sưng viêm đường hô hấp dưới. Điều này làm thu hẹp đường dẫn khí khiến trẻ thở khò khè.
  • Có thể hạn chế nguyên nhân này bằng cách: cho bé ngồi thẳng lưng khi ăn và sau ăn 30 phút, hạn chế cho ăn ở tư thế nằm và không nên cho trẻ ăn nhiều vào đêm khuya.

Thở khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp:

  • Trẻ có thể bị thở khò khò khè nếu gặp phải các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng này có thể điều trị tại nhà nhưng cần chú ý nếu có biểu hiện nặng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phổi thường gây chứng thở khò khè nặng ở trẻ.
  • Các nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh) thường gây ra tiếng ồn khi thở, rất ít khi gây ra tiếng khò khè.

4. Trẻ bị thở khò khè có nguy hiểm không?

4.1. Khò khè có âm thanh phát ra như tiếng huýt sáo

Tình trạng tắc nghẽn ở mũi sẽ làm cho trẻ bị khò khè khó thở cơ âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở. Mũi của trẻ thường có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp lại, cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo ở thì hít vào và thở ra. Khi bạn thông mũi sạch sẽ cho bé, tiếng thở khò khè hay tiếng huýt sáo này sẽ không còn.

4.2. Trẻ bị khò khè có âm thanh phát ra có tiếng khàn khàn

Tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy thường khiến trẻ bị khò khè phát ra âm thanh khàn khàn khi thở. Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến hơi thở trở nên nặng hơn.

4.4. Trẻ thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hay những căn bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Ngoài ra, những trường hợp trẻ bị khò khè dai dẳng có thể do dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hay phế quản bị chèn ép.

4.5. Trẻ thở dốc

Ho Dai DẳngBé thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím và ho dai dẳng

Trẻ bị viêm phổi có thể thở nhanh và thở dốc bất thường. Bệnh này do các virus hay vi khuẩn gây nên sự tích tụ các chất lỏng bên trong các phế nang. Khi bé bị viêm phổi, đôi khi bạn sẽ thấy bé thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím và ho dai dẳng.

5. Làm gì khi trẻ thở khò khè?

Mặc dù khò khè là triệu chứng hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, cha mẹ không nên bỏ qua, bởi có thể trẻ đang gặp vấn đề về hô hấp. Do đó, khi trẻ khò khè khó thở, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xác định nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Cần đưa trẻ đến khám nếu:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi, ngay khi phát hiện trẻ bị khò khè.
  • Trẻ bị khò khè kèm theo các triệu chứng như tím môi, ho, khó thở hoặc thở nhanh, khóc không thành tiếng, co rút lồng ngực, bứt rứt, li bì.
  • Trẻ bị khò khè kéo dài và hay tái phát, nhiều hơn 4 tuần liền.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý, không được tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bởi có thể khiến trẻ khò khè khó thở nặng hơn.

Bác Sĩ Thăm KhámCha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám

Nếu trẻ bị khò khè là do cảm hoặc thời tiết, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên sau để làm thông thoáng đường thở của trẻ, giảm triệu chứng khò khè:

  • Dùng gừng pha với nước ấm hoặc nước nguội, hoặc trộn với các nguyên liệu khác như mật ong, lựu, cỏ cà ri để uống.
  • Xoa lưng và ngực của trẻ bằng dầu mù tạt, cho trẻ hít dầu khuynh diệp hoặc củ hành, củ nén.
  • Uống nước trái sung được ngâm qua đêm.
  • Uống mật ong với nước ấm, nước chanh hoặc với bột quế.

Tuy nhiên, những phương pháp nêu trên cần lưu ý đối với đối tượng trẻ sơ sinh, ví dụ mật ong có thể gây độc ở trẻ sơ sinh. Để làm giảm triệu chứng trẻ khò khè khó thở do nghẹt mũi khi bị cảm, cha mẹ cần lưu ý bổ sung nước, sữa, tăng cường rau xanh và trái cây cho trẻ.

Phần lớn trẻ khò khè khó thở đều có thể chữa khỏi nếu được thăm khám ngay khi phát hiện, xác định nguyên nhân và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ.

Xem thêm: Bé bị ho có đờm, khò khè phải làm thế nào?

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x