Tại sao sản xuất Maltodextrin cần thuỷ phân tinh bột?

Sản xuất Maltodextrin cần trải qua quá trình thủy phân nhằm giảm bớt những thành phần như polysaccharide phân tử chứa lượng lớn các dextrin mạch dài, nhờ đó góp phần cải thiện độ nhớt và tính thoái hóa của các dung dịch trong sản phẩm.

1. Thuỷ phân là gì?

Cơ sở khoa học của quá trình thủy phân là quá trình phân giải một hợp chất hóa học có phân tử lượng cao, với sự tham gia của nước để tạo ra những hợp chất hóa học mới có phân tử lượng thấp hơn.
Trong công nghiệp thực phẩm hiện nay, để quá trình thủy phân diễn ra nhanh chóng và hiệu suất cao, các nhà sản xuất luôn luôn sử dụng các chất xúc tác.

Những chất xúc tác phi enzyme phổ biến hiện nay gồm có: axit vô cơ (H3PO4 và HCl), axit hữu cơ (axit citric, axit tartaric, axit malic).

PolysaccharideThủy phân nhằm giảm bớt những thành phần như polysaccharide

Mục đích của quá trình thủy phân

Hai mục đích chính của quá trình thủy phân trong công nghệ thực phẩm là chế biến và khai thác. Dưới đây là một số ví dụ:

Mục đích chế biến:

Từ nguyên liệu tinh bột, quá trình thủy phân sẽ tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như đường nha, các maltodextrin…Trong quy trình sản xuất các sản phẩm như vậy, quá trình thủy phân có mục đích là chế biến: chuyển hóa nguyên liệu thành sản phẩm. Chất xúc tác thường là HCl.
Từ nguyên liệu có chứa protein như bã đậu nành, quá trình thủy phân sẽ tạo ra sản phẩm nước tương. Xúc tác vô cơ thường là HCl…

Mục đích khai thác

Trong công nghệ vi sinh, người ta thường sử dụng những nguyên liệu có chứa đường như tinh bột và cenllulose. Khi đó quá trình thủy phân các nguyên liệu nói trên thành các đường lên men như glucose, maltose… sẽ có mục đích là khai thác. Chất xúc tác vô cớ có thể sử dụng là HCl. Tiếp theo quá trình thủy phân, người ta sẽ bổ sung thêm các cơ chất rồi cấy VSV để thực hiện lên men tạo ra các sản phẩm lên men.

2. Tại sao sản xuất Maltodextrin phải trải qua quá trình thủy phân?

Sản xuất Maltodextrin cần trải qua quá trình thủy phân nhằm giảm bớt những thành phần như polysaccharide phân tử chứa lượng lớn các dextrin mạch dài, nhờ đó góp phần cải thiện độ nhớt và tính thoái hóa của các dung dịch trong sản phẩm.

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân chúng ta thu được một dung dịch bị sẩm màu do các sản phẩm có trong phản ứng và phân hủy protein. Sau đó maltodextrin sẽ được tẩy màu bằng than hoạt tính để có thể có dung dịch trong, không có màu không mùi và không vị.

Sản Xuất MaltodextrinSản phẩm thu được từ quá trình sản xuất Maltodextrin

Sau đó chúng ta tiếp tục lóc để tách bã và các chất phụ ra khỏi dung dịch maltodextrin rồi sấy khô, cuối cùng chúng ta thu được maltodextrin ở dạng bột màu trắng, không màu, có vị ngọt nhẹ, tan trong nước và ít hút ẩm, đặc biệt không bị thoái hóa. Như vậy là hoàn thành quá trình sản xuất maltodextrin.

3. Quy trình sản xuất Maltodextrin từ tinh bột sắn

Tinh bột sắn là nguyên liệu được ứng dụng khá nhiều và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của công nghiệp như: dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy… Nguyên liệu này ngày càng được nâng cao về chất lượng và mở rộng hơn về nhiều lĩnh vực áp dụng, nó còn là một trong những nguyên liệu rất quan trọng trong quá trình sản xuất maltodextrin.

Tinh Bột SắnTinh bột sắn đước sử dụng sản xuất maltodextrin

Maltodextrin là một sản phẩm được điều chế từ tinh bột dưới sự hỗ trợ của enzyme. Tuy được điều chế từ tinh bột sắn nhưng nó có nhiều tính chất khác biệt hơn, nhờ đó chúng ta ứng dụng hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm hay dược phẩm.

Trong công nghệ thực phẩm người ta thường dùng chất này để làm chất cố định mùi và vị cho thức ăn, thay đổi các cấu trúc và làm tăng cảm quan trong thực phẩm, dùng làm chất trợ sấy, và nó còn làm tăng năng lượng cho thực phẩm ăn kiêng… Công dụng của nó chính là giúp thực phẩm dễ hòa tan hơn, tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm đó lên.

Maltodextrin có cấu trúc khá đơn giản, vì thế quy trình sản xuất của Maltodextrin từ tinh bột sắn cũng không quá phức tạp:

Tinh bột -> Thủy phân enzyme -> Tẩy màu -> Lọc -> Sấy -> Thành phẩm.

Xem thêm: Tổng quan về bột Maltodextrin

Đánh post giá

©2022 iGiadinh.com. All rights reserved

x