Hormone tăng trưởng là gì? Có nên tiêm hormone để tăng trưởng chiều cao?
Nội dung tóm tắt
Một thân hình cao lớn mà không cần tốn công luyện tập là mong ước của rất nhiều người. Vì vậy, họ đã tìm đến giải pháp dùng hormon tăng trưởng cho mục đích cải thiện chiều cao của mình. Câu hỏi đặt ra là hormon tăng trưởng có giúp cải thiện chiều cao không?
1. Hormone tăng trưởng là gì?
Hormone tăng trưởng có tên là Growth hormone (gọi tắt là hormone GH), còn được gọi là somatotropic hormone (SH) hoặc somatotropin. Hormone này do thùy trước tuyến yên tiết ra.
Hormone tăng trưởng được tiết ra từ thuỳ trước của tuyến yên
Hormone tăng trưởng GH ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ các mô bào trong cơ thể người, GH kích thích tăng trưởng của tế bào cả về kích thước và quá trình phân bào, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi chất như: tăng tổng hợp protein tế bào, tăng phân giải mô mỡ để giải phóng năng lượng, giảm sử dụng glucose, GH còn tác động gián tiếp đến mô sụn và xương. Quá trình sản xuất hormone tăng trưởng GH được cơ thể tự điều hòa theo nhịp sinh học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể.
Hormone tăng trưởng tự nhiên và tổng hợp
Hormone tăng trưởng GH được tiết ra từ tuyến yên giúp phát triển xương đùi, xương cẳng chân, đặc biệt là ở lứa tuổi trưởng thành. Hormone tăng trưởng GH có ý nghĩa quyết định lớn đối với chiều cao của trẻ. Nếu thiếu hormone này, trẻ sẽ có chiều cao khiêm tốn chứ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, vai trò của hormone tăng trưởng GH còn bao gồm:
- Tăng vận chuyển axit amin vào mô.
Hormone tăng trưởng GH tăng vận chuyển axit amin vào mô
- Đưa axit béo vào máu.
- Hỗ trợ gan tổng hợp protein.
- Giảm mô mỡ và sự hấp thụ đường ở cơ.
- Tăng tái tạo glucose ở gan.
- Kích thích một số cơ quan tạo ra yếu tố tăng trưởng.
Từ các vai trò này, hormone tăng trưởng GH còn được sử dụng để chữa bệnh. Hormone tăng trưởng GH được tổng hợp giống như GH tự nhiên, bao gồm somatotropin có 191 và somatrem có 192 axit amin (thêm methionin).
2. Thiếu hormone tăng trưởng
Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi và thường sẽ có gương mặt trông tròn và non nớt hơn. Trẻ cũng có thể sẽ mũm mĩm và có mỡ quanh vùng bụng, mặc dù tỷ lệ cơ thể của trẻ rất bình thường.
Nếu thiếu hormone tăng trưởng phát triển ở những giai đoạn sau của cuộc đời, ví dụ như sau chấn thương đầu hoặc do khối u, thì triệu chứng chính sẽ là việc dậy thì muộn. Trong một số trường hợp, việc phát triển về tình dục cũng sẽ bị trì hoãn.
Rất nhiều trẻ vị thành niên bị thiếu hormone tăng trưởng sẽ cảm thấy tự ti về bản thân mình do tình trạng phát triển kém, ví dụ như thấp bé hơn hay trưởng thành muộn hơn. Cụ thể, các bé gái có thể sẽ không phát triển ngực hoặc các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi, và việc này khiến chúng trở nên khác biệt với bạn bè cùng tuổi.
Hormone tăng trưởng thấp có thể cảm thấy mệt mỏi
Một triệu chứng khác của việc hormone tăng trưởng là giảm độ vững chắc của xương. Tình trạng này có thể dẫn đến việc dễ gãy xương hơn, đặc biệt là ở người cao tuổi. Những người có lượng hormone tăng trưởng thấp có thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và có khả năng chịu đựng kém. Họ cũng sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Một loại các triệu chứng khác về tâm lý cũng có thể xảy ra, bao gồm:
– Trầm cảm.
– Thiếu tập trung.
– Trí nhớ kém.
– Lo âu hoặc thay đổi cảm xúc.
Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ có tỷ lệ mỡ cơ thể lớn và mỡ máu cao. Nguyên nhân không phải là do dinh dưỡng kém mà là do những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể vì lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể quá thấp. Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.
3. Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao để cải thiện chiều cao
GS.TS. Dong Kyu Jin là giám đốc Trung tâm Sức khỏe trẻ em và trẻ vị thành niên – Đại học Y Sungkyunkwan – Bệnh viện Samsung. Đồng thời, ông là Chủ tịch Hiệp hội các bệnh di truyền liên quan đến chuyển hóa ở Hàn Quốc.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao, GS. Dong Kyu Jin đã điều trị cho rất nhiều trường hợp thành công. Bệnh nhân đã đạt được chiều cao tốt khi trưởng thành (thay vì chiều cao thấp hơn nhiều nếu không được tiêm hormone tăng trưởng chiều cao). Hormone tăng trưởng có tác dụng giúp trẻ phát triển xương, tăng cơ, giảm mô mỡ, tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể… giúp cải thiện vóc dáng.
Tiêm hormone tăng trưởng đòi hỏi chuyên môn cao và sự theo dõi chặt chẽ
Bệnh nhân được bắt đầu điều trị hormone tăng trưởng sau khi đủ 2 tuổi và kết thúc khi tuổi xương đã được 14 – 15 tuổi (đối với trẻ gái) hoặc 15 – 16 tuổi (đối với trẻ trai) hoặc có thể ngừng sớm hơn khi tốc độ tăng trưởng của trẻ đạt được ít hơn 2cm/năm. Tuy nhiên, người bệnh phải được theo dõi chặt chẽ trong 3 – 6 tháng để theo dõi đáp ứng điều trị đồng thời phát hiện sớm các tác dụng phụ ngắn hạn có thể gặp phải. Theo GS. Jin, thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: thiếu hụt hormone tuyến yên (nguyên nhân thường gặp nhất), đột biến gen, do tổn thương não, ảnh hưởng điều trị ung thư hoặc nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.
Theo GS. Jin nhận định, tiêm hormone tăng trưởng không phải là vấn đề của riêng lĩnh vực nội tiết chuyên sâu, mà còn liên quan rất mật thiết đến kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và phân tích di truyền trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị hormone. Vì vậy, các nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu. Muốn nâng cao tầm vóc thể lực thì cần các giải pháp đồng bộ về y khoa, dinh dưỡng, vận động thì mới đạt được những cải thiện như mong muốn.
Xem thêm: Thiếu hormone tăng trưởng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ